Giá xăng dầu giảm “chi phối” CPI tháng 1

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2016 không tăng so với tháng trước nhờ diễn biến giảm giá mạnh của nhóm giao thông - dịch vụ chịu tác động chính từ 2 lần điều chỉnh giá xăng.

Thông tin từ Tổng cục Thống kê mới cho biết, CPI tháng 1/2016 không đổi so với tháng 12/2015. Tuy nhiên, CPI tháng này tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2015. Trong khi đó, lạm phát cơ bản tháng 1/2016 tăng 0,27% so với tháng 12/2015 và tăng 1,72% so với cùng kỳ.
Giá xăng dầu giảm “chi phối” CPI tháng 1. Ảnh: Thanh Hải.
Giá xăng dầu giảm “chi phối” CPI tháng 1. Ảnh: Thanh Hải.
Trong số 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính của tháng 1 có 9 nhóm tăng. Nhóm giáo dục có mức tăng cao nhất 0,89%, kế đó là nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,44%; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,3%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,25%.

Theo đại diện lãnh đạo Tổng cục Thống kê, để chuẩn bị hàng cung cấp cho Tết nên chỉ số nhóm thực phẩm đã có mức tăng 0,3% (cụ thể thịt gia súc tươi sống tăng 0,58%; thịt gia cầm tươi sống tăng 0,53%; thịt chế biến tăng 0,25%; thủy sản tươi sống tăng 0,65% ). Thêm vào đó, nhu cầu mua sắm khi Tết Nguyên đán đang tới gần, vì vậy giá quần áo, gi
ày dép có xu hướng tăng cao khiến cho chỉ số giá nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,37%.

Nhìn lại chỉ số CPI tháng 1 trong 10 năm gần đây có thể thấy, hầu hết đều có mức tăng khá cao. Đơn cử như tháng 1/2008, chỉ số CPI tăng 2,38% so với tháng trước đó. Tháng 1/2011, CPI tháng cũng tăng 1,74% và tháng 1/2013 CPI tăng 1,25%. Riêng tháng 1/2015, CPI giảm 0,2% do tác động của tốc độ lạm phát thấp (0,6%).

Chỉ có 2 trong số 11 nhóm hàng hóa, dịch vụ diễn biến theo chiều hướng giảm. Tuy nhiên, việc giá cả nhóm giao thông giảm tới 2,82% so với tháng trước đã giúp cân bằng CPI tất cả các mặt hàng trong tháng. Diễn biến đó của nhóm giao thông có tác động chính là do giá xăng nhiên liệu được điều chỉnh 2 lần liên tiếp vào ngày 4/1 và 19/1 với mức giảm tổng cộng gần 1.000 đồng mỗi lít.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, do áp lực tăng tỷ giá từ việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất 0,25%, cùng với việc nhu cầu thanh toán cuối năm của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tăng, nên tỷ giá USD tháng 1/2016 đã tăng 0,18% so với tháng trước, giá vàng giảm nhẹ 0,23% so với tháng trước.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần