Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giải pháp cân bằng cho thành phố đông dân cư

Kinhtedothi - Các TP “siêu đậm đặc” về dân cư ở khu vực châu Á, đặc biệt là TP có dân số từ 100 nghìn người trở lên sẽ là đối tượng để các kỹ sư, kiến trúc sư và sinh viên tìm ra phương pháp cân bằng và bổ trợ qua lại giữa các hoạt động của con người với vấn đề hạ tầng tại TP đó.
 Cần phải có giải pháp cân bằng giữa con người và hạ tầng tại những TP đông dân cư (Hình minh họa)
Đây là một trong những nội dung trong Cuộc thi FuturArc Prize 2019, nhằm kiếm những ý tưởng thiết kế sáng tạo cho châu Á và tạo một diễn đàn cho kiến trúc sư và sinh viên – những người quan tâm đến các vấn đề môi trường, thu hút những ý tưởng, tầm nhìn về một tương lai bền vững với chủ đề “Mật độ dân cư đông ở châu Á”. Cuộc thi do Tập đoàn BCI ASIA tổ chức, hạn cuối nộp hồ sơ vào ngày 31/12/2018.
Các TP ở châu Á phát triển dày đặc từng ngày, trong đó nhiều TP có mật độ dân số tăng nhanh ngoài dự định và ngoài sự kiểm soát. Những không gian sinh hoạt chung trong thành phố dần biến mất. Nguồn nước và cây xanh cũng dần ít đi. Trong TP mật độ dân cư đông, người nghèo sẽ phải chịu đựng nhiều điều thiệt thòi nhất. Tuy nhiên, mật độ dân cư đông cũng có thể là một cơ hội. TP đông đúc có thể cũng sống động và đầy năng lượng, các doanh nghiệp và các ngành nghề kinh doanh sẽ phát triển mạnh vì có số lượng lớn người tiêu dùng. Văn hóa đô thị sẽ xuất hiện từ đó, sẽ làm cho thành phố đó sống động hơn.

FuturArc 2019 yêu cầu người tham gia có ý tưởng, đồ án nghiên cứu ý nghĩa cho việc phải sống trong một thành phố siêu đậm đặc ở châu Á, ở một nơi có mật độ dân số không ít hơn 100.000 người/km2, tổng diện tích xây dựng từ 2,5 triệu m2 trở lên, để tìm ra sự cân bằng và bổ trợ qua lại một cách hài hòa giữa vấn đề con người, nhà ở, môi trường.

Nội dung sẽ tập trung vào những ý tưởng để có thể kết hợp đặc trưng riêng giải quyết được vấn đề dân cư đông đúc trong đô thị mà không làm mất đi đặc trưng riêng của đô thị đó. Tập trung vào 4 vấn đề lớn: Sản xuất, phân phối năng lượng, nước, lương thực; Mạng lưới giao thông và hệ thống không gian công cộng để dân cư dễ dàng tham gia; Tạo ra không gian tự nhiên cho động thực vật và tác động tích cực đến hệ sinh thái; Và đặc biệt là phải đóng góp vào sự phát triển của TP, mang lại những tiện ích tốt hơn cho người dân.

Giải thưởng được cơ cấu làm 3 loại: Nhất, Nhì, Ba và phân thành 2 đối tượng: Kỹ sư – kiến trúc sư và sinh viên. Trong đó, kiến trúc sư: Giải Nhất: 15.000 SGD (Đô la Singapore), giải Nhì: 8.000 SGD, giải Ba: 4.000 SGD. Sinh viên: Giải Nhất: 10.000 SGD, giải Nhì: 5.000 SGD, giải Ba: 2.000 SGD. Những người đạt giải sẽ được vinh danh trong buổi lễ trao giải BCI Asia Awards 2019 (Tháng 5, Tháng 6), là sự kiện thường niên dành ngành xây dựng – kiến trúc được tổ chức tại 7 nước trong khu vực châu Á.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Xu hướng xanh hóa bê tông hạ tầng giao thông đô thị

Xu hướng xanh hóa bê tông hạ tầng giao thông đô thị

30 Jun, 06:01 AM

Kinhtedothi - Hệ lụy từ biến đổi khí hậu và đô thị hóa nhanh chóng đang thúc giục các TP trên khắp thế giới tìm kiếm những giải pháp sáng tạo để biến đổi môi trường sống, hướng tới sự bền vững, hài hòa với thiên nhiên.

Phát huy thế mạnh Vùng Thủ đô

Phát huy thế mạnh Vùng Thủ đô

27 Jun, 05:00 AM

Kinhtedothi - Để Hà Nội chủ động liên kết, dẫn dắt Vùng Thủ đô, tạo hiệu ứng lan tỏa, tương xứng với tiềm năng và vị thế vốn có, Luật Thủ đô 2024 quy định việc liên kết, phát triển vùng của Hà Nội không chỉ giới hạn trong phạm vi 10 tỉnh, TP thuộc khu vực Vùng Thủ đô như hiện nay, mà còn bao hàm cả việc liên kết, phát triển với các địa phương khác trong Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng trung du miền núi phía Bắc và các tỉnh, TP khác.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ