Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giải pháp kiểm soát ngộ độc thực phẩm

Kinhtedothi - Mặc dù đã được cảnh báo rất nhiều nhưng thời gian qua những vụ ngộ độc thực phẩm vẫn diễn ra trên địa bàn cả nước. Các trường hợp ngộ độc thực phẩm nhẹ cũng ảnh hưởng đến sức khỏe, nặng có thể gây tử vong.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, trong tháng 9/2020, cả nước xảy ra 8 vụ ngộ độc thực phẩm với 93 người bị ngộ độc, trong đó có 2 trường hợp tử vong. Tính chung trong 9 tháng năm 2020, cả nước xảy ra 65 vụ ngộ độc thực phẩm với 1.667 người bị ngộ độc, trong đó có 21 trường hợp tử vong.

Trong khi đó, theo Cục ATTP, Bộ Y tế, qua phân tích các vụ ngộ độc thực phẩm được ghi nhận từ năm 2010 - 2020 cho thấy, nguyên nhân gây ngộ độc chủ yếu do vi sinh vật (chiếm 38,7%), tiếp đến là do độc tố tự nhiên (chiếm 28,4%), hóa chất (chiếm 4,2%)… “Có khoảng 70% số vụ ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể là do sử dụng suất ăn công nghiệp (suất ăn chế biến sẵn) từ nơi khác vận chuyển đến, không được bảo quản tốt” - Cục trưởng Cục ATTP Nguyễn Thanh Phong cho hay.

Ông Nguyễn Thanh Phong cũng cho rằng, những đối tượng như công nhân, sinh viên… có thu nhập thấp thường có xu hướng chọn lựa các loại thực phẩm rẻ tiền, suất ăn giá rẻ, do đó, nguy cơ mất ATTP cũng cao hơn. Thêm vào đó, có những bếp ăn tập thể sử dụng nguyên liệu, thực phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc, sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, khâu vận chuyển, bảo quản thực phẩm không bảo đảm an toàn… Đây là một trong những vấn đề cần phải cảnh báo. Vì vậy, từ nay đến cuối năm 2020, Bộ Y tế tiếp tục tăng cường thanh tra, hậu kiểm từ T.Ư đến địa phương theo định kỳ, sự kiện, chủ đề hoặc đột xuất, bảo đảm tính đồng bộ, hiệu quả. Đồng thời, tăng cường giám sát chủ động, cảnh báo nhanh, phân tích nguy cơ và kiểm soát phòng, chống ngộ độc thực phẩm.

Cục ATTP tiếp tục yêu cầu các địa phương bố trí cán bộ chuyên trách nắm chắc các đối tượng cung cấp thức ăn sẵn, xây dựng kế hoạch kiểm soát phù hợp đối với từng khu chế xuất, khu công nghiệp, bếp ăn tập thể. Lực lượng chức năng không chỉ thanh tra, kiểm tra, xử phạt mà phải đẩy mạnh truyền thông thay đổi nhận thức từ người sản xuất, kinh doanh đến người tiêu dùng. Trong đó, đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông về ATTP. Biểu dương các điển hình tiên tiến, mô hình sản xuất, chế biến thực phẩm an toàn, đồng thời công khai các tổ chức, cá nhân vi phạm ATTP bị xử lý theo quy định.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
5 dấu hiệu chứng tỏ thịt lợn bị hỏng, nhiễm khuẩn

5 dấu hiệu chứng tỏ thịt lợn bị hỏng, nhiễm khuẩn

17 Jun, 06:47 AM

Kinhtedothi - Thịt lợn là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, nếu không cẩn trọng khi lựa chọn, người tiêu dùng có thể gặp rủi ro sức khỏe nghiêm trọng do sử dụng thịt nhiễm khuẩn, ôi thiu. 

Cần làm gì để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm trong mùa Hè?

Cần làm gì để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm trong mùa Hè?

05 Jun, 06:50 AM

Kinhtedothi - Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, nhiệt độ tăng cao làm cho thực phẩm rất dễ bị ôi thiu, nhiễm nấm và vi khuẩn, đây là nguyên nhân chính gây ra các bệnh đường tiêu hóa và nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao. Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, hãy rửa tay thường xuyên. Ngoài ra, hãy chế biến và bảo quản thực phẩm an toàn. Luôn tuân thủ các quy tắc dưới đây.

Khánh Hòa: tiêu hủy gần 850.000 tôm hùm giống gần 34 tỷ đồng

Khánh Hòa: tiêu hủy gần 850.000 tôm hùm giống gần 34 tỷ đồng

21 May, 03:04 PM

Kinhtedothi - Từ đầu năm 2024 đến nay, Công an tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý tổng số 13 vụ, trong đó xử lý hình sự 1 vụ và xử phạt hành chính 12 vụ liên quan đến tôm hùm giống với tổng số tiền gần 900.000.000 đồng. Đồng thời, tiêu hủy gần 850.000 con tôm hùm giống các loại với giá trị ước tính gần 34 tỷ đồng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ