Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giải quyết nhiều vấn đề nhờ dân vận tốt

Kinhtedothi - Công tác dân vận tại Hà Nội đã được thực hiện đồng bộ, đạt hiệu quả nổi bật. Đó là nhận định của Ban Dân vận T.Ư khi đánh giá 5 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TƯ năm 2013 của BCH T.Ư Đảng (Khóa XI) về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”.
Minh bạch để đồng thuận

Theo Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Đào Đức Toàn, sau 5 năm triển khai Nghị quyết số 25, công tác dân vận trên địa bàn TP đã có nhiều chuyển biến rõ nét. Phương thức lãnh đạo của Thành ủy và các cấp ủy về công tác dân vận có nhiều đổi mới, góp phần phát huy vai trò là trung tâm khối đại đoàn kết toàn dân của Đảng. Thành ủy và các cấp ủy đã tích cực đổi mới phương thức lãnh đạo, chấn chỉnh lề lối, phong cách làm việc theo hướng trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, có trách nhiệm với dân.
 Hội thi 'Dân vận khéo' năm 2017 tại quận Long Biên. Ảnh: Công Hùng
Với tinh thần “Việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”, cấp ủy, chính quyền từ TP đến cơ sở đã tập trung chỉ đạo, giải quyết hiệu quả những vấn đề thiết thực đến đời sống của dân; quan tâm lắng nghe, tiếp thu các ý kiến đóng góp xây dựng của Nhân dân, kịp thời điều chỉnh những chủ trương, cách làm không phù hợp. MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp của TP thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng đa dạng, thiết thực, hướng về cơ sở, quan tâm đến lợi ích, nguyện vọng của người dân.

Không chỉ ở TP, tinh thần ấy cũng lan tỏa đến cơ sở. Tại quận Tây Hồ, thực hiện Nghị quyết số 25, hệ thống dân vận, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội hướng các hoạt động về cơ sở, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. Theo Bí thư Quận ủy Tây Hồ Nguyễn Văn Thắng, đơn cử như công tác giải phóng mặt bằng, trong những năm qua, quận phải giải quyết khối lượng công việc rất lớn với nhiều dự án lớn trên địa bàn như Cầu Nhật Tân, đường Võ Chí Công… liên quan đến hàng nghìn hộ dân, nhưng người dân đều đồng thuận, bảo đảm tiến độ dự án. Có nhiều việc Bí thư, Chủ tịch UBND quận phải đối thoại với người dân để tìm hướng tháo gỡ. MTTQ, các đoàn thể cùng vào cuộc tuyên truyền, vận động, nắm được tâm tư, nguyện vọng và tạo sự đồng thuận trong Nhân dân.

Quan tâm từ việc nhỏ nhất

Tinh thần lấy sự hài lòng của người dân và DN làm thước đo cũng đã được triển khai, thấm nhuần hơn đến đội ngũ cán bộ, công chức TP. Là cơ quan thường trực giúp việc cho UBND TP về nhiệm vụ này, Sở Nội vụ Hà Nội đã huy động sự vào cuộc của toàn cán bộ, viên chức, người lao động tham gia triển khai hiệu quả các phong trào thi đua “Dân vận khéo” và lồng ghép hiệu quả việc thực hiện mô hình này với thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Đơn vị đã tiên phong đưa việc ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện việc tiếp nhận ý kiến góp ý trực tuyến của công dân, tổ chức về chất lượng đội ngũ cán bộ, chất lượng giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực nội vụ. Sự minh bạch giúp các nhiệm vụ được thực hiện hiệu quả hơn.

Tuy nhiên trước thực tế, nhiều bức xúc của người dân chưa được quan tâm, giải quyết thỏa đáng; tinh thần thái độ, trách nhiệm với công việc của một số cán bộ, đảng viên còn yếu, Hà Nội đặt quyết tâm nỗ lực hơn nữa để khắc phục hạn chế. Tại buổi làm việc với Đoàn kiểm tra T.Ư mới đây về kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết số 25, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải nhấn mạnh: “Lòng tin của dân không phải là sản phẩm có sẵn, nghiễm nhiên được hưởng, mà chúng ta phải thường xuyên quan tâm, đánh giá, bảo vệ, phát triển. Do vậy, TP đã và sẽ luôn chú trọng lắng nghe tâm tư nguyện vọng của dân, quan tâm giải quyết từ việc nhỏ nhất”.

Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, công tác dân vận trong giai đoạn hiện nay có nhiều khó khăn. Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy sẽ tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo để công tác dân vận căn cơ hơn, nhất là xây dựng đội ngũ cán bộ dân vận ngày càng chất lượng; nâng cao nhận thức, kỹ năng, trình độ vận động Nhân dân của từng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Có như vậy, công tác dân vận mới đạt hiệu quả, thực chất hơn.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Những điểm "đặc biệt" về sáp nhập xã ở Quảng Ngãi

Những điểm "đặc biệt" về sáp nhập xã ở Quảng Ngãi

19 Apr, 05:32 PM

Kinhtedothi- Trong 170 xã, phường sắp xếp đơn vị hành chính của Quảng Ngãi, chỉ  duy nhất xã Ba Xa (huyện Ba Tơ) không sáp nhập, hợp nhất vào bất kỳ xã nào. Cũng tại huyện Ba Tơ, sẽ thành lập một xã mới mang tên bác sĩ- liệt sĩ Đặng Thùy Trâm.

Lãnh đạo Quảng Ngãi và Kon Tum họp bàn sáp nhập tỉnh

Lãnh đạo Quảng Ngãi và Kon Tum họp bàn sáp nhập tỉnh

15 Apr, 12:54 PM

Kinhtedothi - Sáng 15/4, tại trụ sở Huyện ủy Kon Plông (tỉnh Kon Tum), Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum để triển khai một số nội dung liên quan đến việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh theo chỉ đạo của Trung ương.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ