Giải quyết vấn đề BOT nhìn từ trạm Cai Lậy

Quý Nguyễn
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - BOT Cai Lậy - một điển hình về sai phạm trong các dự án BOT giao thông, gây nhức nhối dư luận trong nhiều năm qua, sắp thu phí trở lại. Đây cũng chính là thời điểm quan trọng để kiểm chứng về công dụng “bài thuốc” mà Bộ GTVT cùng nhiều cơ quan liên quan đã dày công “bào chế” trong suốt thời gian qua. Liệu có thể "trị" được dứt điểm “căn bệnh trầm kha” mang tên BOT giao thông hay không?

 BOT Cai Lậy sắp hoạt động trở lại sau một thời gian dài tạm dừng thu phí.
Khó có phương án khả dĩ hơn

Có thể nói, kể từ khi những vấn đề liên quan đến các dự án BOT giao thông được phát lộ, BOT Cai Lậy luôn được nhắc tới như một trường hợp điển hình. Trạm thu phí này chính thức đi vào hoạt động từ 1/8/2017 nhưng gần như lập tức đã vấp phải sự phản ứng quyết liệt của người dân và cánh lái xe. Điều đó khiến BOT Cai Lậy nhiều lần phải tạm dừng thu phí và lần gần nhất là ngày 14/12/2017, đích thân Chính phủ đã yêu cầu BOT Cai Lậy tạm dừng thu phí để Bộ GTVT cùng các cơ quan liên quan tiến hành tổng kiểm tra, đánh giá các vấn đề tồn tại cũng như đưa ra giải pháp xử lý. Theo chỉ đạo ban đầu của Chính phủ, BOT Cai Lậy dừng thu phí 1 - 2 tháng. Tuy nhiên, mãi đến đầu năm 2019, thông tin về việc BOT Cai Lậy sắp được hoạt động trở lại mới chính thức xuất hiện. Trước đó không lâu, Bộ GTVT cũng mới trình được Chính phủ giải pháp được cho là tối ưu để giải quyết vấn đề BOT Cai Lậy. Nội dung giải pháp này cũng không có gì mới, đó là giữ nguyên vị trí của trạm (vốn đã đặt sai) và tiếp tục giảm thêm giá vé cho người dân. Có lẽ, với những vấn đề được coi là nản giải đang tồn tại ở các dự án BOT giao thông, rất khó để tìm ra phương án nào khả dĩ hơn.

Trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị, TS Cao Sỹ Kiêm - nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho rằng, việc giảm giá vé chỉ nên được coi là phương án tạm thời để giải quyết các vấn đề của BOT giao thông. “Giám giá vé thực chất chỉ là thu chỗ này bù cho chỗ khác mà thôi. Nếu muốn cho dư luận đồng tình và muốn cho vấn đề của BOT được giải quyết dứt điểm thì phải dẹp bỏ trạm này đi. Như thế mới đúng nguyên tắc, đảm bảo công khai, công bằng, minh bạch” – TS Cao Sỹ Kiêm nói. Ông phân tích rằng, bức xúc lớn nhất của BOT giao thông trong thời gian qua là việc đặt sai vị trí của trạm, chứ nếu chỉ mỗi vấn đề về giá vé thì đã không gây ra phản ứng dữ dội của dư luận đến thế. Tuy nhiên, dù cho rằng giải pháp giảm giá vé chỉ là phương án tạm thời nhưng TS Cao Sỹ Kiêm thừa nhận, trong hoàn cảnh hiện nay, Bộ GTVT khó có thể đưa ra phương án nào tốt hơn. Bởi nếu như muốn giải quyết triệt để vấn đề BOT, tức là trạm BOT nào sai vị trí thì dỡ bỏ, sẽ phải đền bù cho nhà đầu tư một khoản kinh phí rất lớn. Trong điều kiện ngân sách Nhà nước đang khó khăn như hiện nay, đây là điều gần như không thể.

Yếu kém trong quản lý, giám sát

Khi công tác khắc phục những bất cập về vị trí và giá vé của các dự án BOT giao thông vẫn đang còn ngổn ngang thì một vấn đề lớn nữa lại tiếp tục phát sinh. Đó là công tác quản lý, giám sát công tác thu phí và doanh thu thu phí. Đầu năm 2019, dư luận cả nước xôn xao trước thông tin Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu – Bộ Công an đang điều tra vụ án “Mua bán, sử dụng phần mềm trái pháp luật” của Công ty CP Tập đoàn Yên Khánh chi nhánh Long An nhằm che giấu doanh số thu phí, trốn thuế xảy ra tại các Trạm thu phí trên tuyến cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương. Trong suốt một thời gian dài, trạm thu phí này đã bị các đối tượng “rút lõi” bằng việc sử dụng phần mềm phản ánh không đúng thực tế việc phương tiện qua lại nhằm mục đích trốn nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước. Và gần đây nhất, câu chuyện về tính minh bạch trong doanh thu thu phí lại tiếp tục nổi lên sau vụ cướp xảy ra tại Trạm thu phí Dầu Giây (trên cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây). Sự việc nghiêm trọng đến mức, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã phải thực hiện đợt kiểm tra đột xuất tại trạm thu phí này ngay sau đó.

Đánh giá về vụ thất thoát phí tại cao tốc TP Hồ Chí Minh – Trung Lương, đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, đây là vụ việc nghiêm trọng và cần phải xử lý nghiêm khắc để lấy lại niềm tin của người dân. Tuy nhiên, vấn đề được đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nhấn mạnh đến không chỉ là tính chất nghiêm trọng của vụ việc mà là động thái xử lý hết sức chậm chạp của các cơ quan quản lý Nhà nước. Bởi trước khi vụ án tại cao tốc TP Hồ Chí Minh – Trung Lương được phát lộ thì cách đó 2 năm, dư luận cả nước đã xôn xao trước thông tin trạm thu phí trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ bị phát hiện gian lận phí lên tới 500 triệu đồng/ngày. Nếu các cơ quan quản lý Nhà nước quyết liệt hơn, có giải pháp quản lý công tác thu phí tốt hơn thì những sai phạm mới phát lộ ở cao tốc TP Hồ Chí Minh – Trung Lương có thể đã được ngăn chặn trước.

Đồng quan điểm trên, TS Nguyễn Hữu Đức – Chuyên gia giao thông cho rằng, những vấn đề BOT liên tiếp xảy ra trong thời gian qua, từ câu chuyện về sai vị trí, thu quá thời gian đến chất lượng mặt đường, chất lượng công trình và giờ là gian lận doanh thu thu phí... tất cả đều bắt nguồn từ một nguyên nhân căn bản, đó là Bộ GTVT và các cơ quan liên quan chưa thể tìm ra một giải pháp căn cơ để giải quyết vấn đề BOT. “Chính vì không có giải pháp căn cơ nên Bộ GTVT vẫn sử dụng phương án giải quyết theo kiểu vá víu, đối phó đó là giảm giá vé. Bởi vậy cho đến tận bây giờ, vấn đề của BOT gần như vẫn còn nguyên vẹn” – TS Đức nói.Giải quyết vấn đề BOT nhìn từ trạm Cai Lậy

Kinhtedothi - BOT Cai Lậy - một điển hình về sai phạm trong các dự án BOT giao thông, gây nhức nhối dư luận trong nhiều năm qua, sắp thu phí trở lại. Đây cũng chính là thời điểm quan trọng để kiểm chứng về công dụng “bài thuốc” mà Bộ GTVT cùng nhiều cơ quan liên quan đã dày công “bào chế” trong suốt thời gian qua. Liệu có thể "trị" được dứt điểm “căn bệnh trầm kha” mang tên BOT giao thông hay không?

BOT Cai Lậy sắp hoạt động trở lại sau một thời gian dài tạm dừng thu phí.

Khó có phương án khả dĩ hơnCó thể nói, kể từ khi những vấn đề liên quan đến các dự án BOT giao thông được phát lộ, BOT Cai Lậy luôn được nhắc tới như một trường hợp điển hình. Trạm thu phí này chính thức đi vào hoạt động từ 1/8/2017 nhưng gần như lập tức đã vấp phải sự phản ứng quyết liệt của người dân và cánh lái xe. Điều đó khiến BOT Cai Lậy nhiều lần phải tạm dừng thu phí và lần gần nhất là ngày 14/12/2017, đích thân Chính phủ đã yêu cầu BOT Cai Lậy tạm dừng thu phí để Bộ GTVT cùng các cơ quan liên quan tiến hành tổng kiểm tra, đánh giá các vấn đề tồn tại cũng như đưa ra giải pháp xử lý. Theo chỉ đạo ban đầu của Chính phủ, BOT Cai Lậy dừng thu phí 1 - 2 tháng. Tuy nhiên, mãi đến đầu năm 2019, thông tin về việc BOT Cai Lậy sắp được hoạt động trở lại mới chính thức xuất hiện. Trước đó không lâu, Bộ GTVT cũng mới trình được Chính phủ giải pháp được cho là tối ưu để giải quyết vấn đề BOT Cai Lậy. Nội dung giải pháp này cũng không có gì mới, đó là giữ nguyên vị trí của trạm (vốn đã đặt sai) và tiếp tục giảm thêm giá vé cho người dân. Có lẽ, với những vấn đề được coi là nản giải đang tồn tại ở các dự án BOT giao thông, rất khó để tìm ra phương án nào khả dĩ hơn.Trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị, TS Cao Sỹ Kiêm - nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho rằng, việc giảm giá vé chỉ nên được coi là phương án tạm thời để giải quyết các vấn đề của BOT giao thông. “Giám giá vé thực chất chỉ là thu chỗ này bù cho chỗ khác mà thôi. Nếu muốn cho dư luận đồng tình và muốn cho vấn đề của BOT được giải quyết dứt điểm thì phải dẹp bỏ trạm này đi. Như thế mới đúng nguyên tắc, đảm bảo công khai, công bằng, minh bạch” – TS Cao Sỹ Kiêm nói. Ông phân tích rằng, bức xúc lớn nhất của BOT giao thông trong thời gian qua là việc đặt sai vị trí của trạm, chứ nếu chỉ mỗi vấn đề về giá vé thì đã không gây ra phản ứng dữ dội của dư luận đến thế. Tuy nhiên, dù cho rằng giải pháp giảm giá vé chỉ là phương án tạm thời nhưng TS Cao Sỹ Kiêm thừa nhận, trong hoàn cảnh hiện nay, Bộ GTVT khó có thể đưa ra phương án nào tốt hơn. Bởi nếu như muốn giải quyết triệt để vấn đề BOT, tức là trạm BOT nào sai vị trí thì dỡ bỏ, sẽ phải đền bù cho nhà đầu tư một khoản kinh phí rất lớn. Trong điều kiện ngân sách Nhà nước đang khó khăn như hiện nay, đây là điều gần như không thể. Yếu kém trong quản lý, giám sát Khi công tác khắc phục những bất cập về vị trí và giá vé của các dự án BOT giao thông vẫn đang còn ngổn ngang thì một vấn đề lớn nữa lại tiếp tục phát sinh. Đó là công tác quản lý, giám sát công tác thu phí và doanh thu thu phí. Đầu năm 2019, dư luận cả nước xôn xao trước thông tin Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu – Bộ Công an đang điều tra vụ án “Mua bán, sử dụng phần mềm trái pháp luật” của Công ty CP Tập đoàn Yên Khánh chi nhánh Long An nhằm che giấu doanh số thu phí, trốn thuế xảy ra tại các Trạm thu phí trên tuyến cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương. Trong suốt một thời gian dài, trạm thu phí này đã bị các đối tượng “rút lõi” bằng việc sử dụng phần mềm phản ánh không đúng thực tế việc phương tiện qua lại nhằm mục đích trốn nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước. Và gần đây nhất, câu chuyện về tính minh bạch trong doanh thu thu phí lại tiếp tục nổi lên sau vụ cướp xảy ra tại Trạm thu phí Dầu Giây (trên cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây). Sự việc nghiêm trọng đến mức, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã phải thực hiện đợt kiểm tra đột xuất tại trạm thu phí này ngay sau đó.Đánh giá về vụ thất thoát phí tại cao tốc TP Hồ Chí Minh – Trung Lương, đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, đây là vụ việc nghiêm trọng và cần phải xử lý nghiêm khắc để lấy lại niềm tin của người dân. Tuy nhiên, vấn đề được đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nhấn mạnh đến không chỉ là tính chất nghiêm trọng của vụ việc mà là động thái xử lý hết sức chậm chạp của các cơ quan quản lý Nhà nước. Bởi trước khi vụ án tại cao tốc TP Hồ Chí Minh – Trung Lương được phát lộ thì cách đó 2 năm, dư luận cả nước đã xôn xao trước thông tin trạm thu phí trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ bị phát hiện gian lận phí lên tới 500 triệu đồng/ngày. Nếu các cơ quan quản lý Nhà nước quyết liệt hơn, có giải pháp quản lý công tác thu phí tốt hơn thì những sai phạm mới phát lộ ở cao tốc TP Hồ Chí Minh – Trung Lương có thể đã được ngăn chặn trước. Đồng quan điểm trên, TS Nguyễn Hữu Đức – Chuyên gia giao thông cho rằng, những vấn đề BOT liên tiếp xảy ra trong thời gian qua, từ câu chuyện về sai vị trí, thu quá thời gian đến chất lượng mặt đường, chất lượng công trình và giờ là gian lận doanh thu thu phí... tất cả đều bắt nguồn từ một nguyên nhân căn bản, đó là Bộ GTVT và các cơ quan liên quan chưa thể tìm ra một giải pháp căn cơ để giải quyết vấn đề BOT. “Chính vì không có giải pháp căn cơ nên Bộ GTVT vẫn sử dụng phương án giải quyết theo kiểu vá víu, đối phó đó là giảm giá vé. Bởi vậy cho đến tận bây giờ, vấn đề của BOT gần như vẫn còn nguyên vẹn” – TS Đức nói.Quý Nguyễn

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần