Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ: Nhiều công trình có tính ứng dụng thực tiễn cao

Kinhtedothi - Ngày 11/7, Ban Tổ chức Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ (KHCN) Việt Nam TP Hà Nội tổng kết Giải thưởng năm 2018 và phát động Giải thưởng năm 2019.
Trong năm 2018, Ban Tổ chức nhận được nhiều công trình thuộc nhiều lĩnh vực dự thi khác nhau. Tổ chức các hội đồng khoa học nghiệm thu, đánh giá, tư vấn và nhất trí gửi 7 công trình dự thi vào cuối tháng 10/2018. Trong đó, 3 công trình thuộc lĩnh vực công nghệ vật liệu; 3 công trình thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học và 1 công trình thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
 Quang cảnh buổi lễ tổng kết.
Ban Tổ chức thống nhất trao giải cho 3 công trình của TP Hà Nội gửi lên gồm 3 giải Nhì và 1 công trình bảo lưu để tiếp tục hoàn thiện.
Đó là công trình “Sử dụng các vật liệu tiên tiến trong thiết kế, chế tạo thiết bị liên hợp Oxi - Ozon và ứng dụng để khử khuẩn, nấm mổc trong môi trường nước và không khí quy mô công nghiệp” của KS Nguyễn Cao Cường và cộng sự (Công ty cổ phần Công nghiệp và dịch vụ Khoa học kỹ thuật Bách khoa – BKIDT). Công trình có ý nghĩa thực tiễn, với máy liên hiệp Oxi - Ozon công suất lớn tạo thêm một phương pháp diệt khuẩn hiệu quả và thân thiện môi trường cho cả môi trường nước và không khí với công suất đủ lớn (100gam-200gam/giờ) phục vụ các mục tiêu khử khuẩn cho các công trình công cộng như bể bơi, ao nuôi thủy sản, các xí nghiệp được phẩm...
 Công trình "Thiết kế chế tạo phao báo hiệu hàng hải bằng vật liệu mới PPC (Copolyme Polypropylen Polystone P) ứng dụng công nghệ cao” của tác giả  Nguyễn Kim Sơn và cộng sự (Công ty cổ phần công nghệ James Boat). Công trình đã thiết kế, chế tạo thành công phao báo hiệu hàng hải từ vật liệu PPC dạng tấm, có các tính chất sử dụng cao; tính sáng tạo thể hiện ở chỗ lựa chọn vật liệu do chưa có sản phẩm tương tự từ vật liệu này.
Công trình "nghiên cứu xây dựng công thức bào chế một số sản phẩm thuốc dạng lỏng chứa trong bao bì PVC/PE (nhóm sản phẩm 1)" của tác giả Trần Thị Phương Thảo và cộng sự (Công ty cổ phần dược phẩm CPC1 Hà Nội). Công nghệ này đã loại bỏ hoàn toàn các nhược điểm trong quy trình sản xuất thuốc tiêm thủy tinh truyền thống. Việc ứng dụng vào sản xuẩt các thuốc dung dịch vô khuẩn cũng là xu hướng phù hợp với sự phát triển của xã hội trong và ngoài nước.
Ngoài ra, Ban Tổ chức Giải thưởng sáng tạo nghệ KHCN Việt Nam TP Hà Nội cũng đã phát động Giải thưởng năm 2019. Theo đó, các công trình khoa học tập trung vào 6 lĩnh vực: Cơ khí và tự động hoá; công nghệ thông tin, điện tử và viễn thông; công nghệ sinh học phục vụ sản xuất và đời sống; công nghệ vật liệu; công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và sừ dụng hợp lý tài nguyên; công nghệ năng lượng. Theo đó, các công trình đã lựa chọn sẽ được gửi lên dự thi Giải thưởng sáng tạo KHCN Việt Nam vào ngày 15/10/2019.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tháo gỡ điểm nghẽn, Đà Nẵng tăng tốc giải ngân

Tháo gỡ điểm nghẽn, Đà Nẵng tăng tốc giải ngân

16 Jul, 08:42 PM

Kinhtedothi - Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Nam Hưng yêu cầu Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Nam khẩn trương kiện toàn tổ chức, ban hành cơ chế vận hành để các dự án sớm đẩy nhanh tiến độ, về đích đúng hạn.

Phát động phong trào thi đua mới nhằm tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi

Phát động phong trào thi đua mới nhằm tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi

16 Jul, 08:13 PM

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nội vụ phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu tổ chức phát động phong trào thi đua mới nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, tạo ra phong trào, khí thế phát triển doanh nghiệp góp phần tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi của quốc gia và toàn cầu.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ