Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các thành phố vệ tinh

Giải tỏa áp lực đô thị

Kinhtedothi - Quy hoạch đô thị vệ tinh Hòa Lạc, Sóc Sơn, Phú Xuyên, Xuân Mai và Sơn Tây và 26 quy hoạch phân khu đô thị tại các đô thị vệ tinh đã hoàn thành. Yếu tố này tạo ra sự phát triển cân đối, hợp lý cho TP Hà Nội, tránh tập trung quá mức vào đô thị trung tâm, giải quyết các vấn đề bức xúc của đô thị, khai thác tiềm năng đất đai, cảnh quan môi trường, văn hóa đa dạng của các khu vực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Phủ kín quy hoạch

Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 (Quy hoạch 1259) xác định cấu trúc đô thị trung tâm, 5 đô thị vệ tinh, các thị trấn. Tuy nhiên, sau nhiều năm, tiến độ triển khai các đô thị vệ tinh theo quy hoạch còn chậm. Theo các chuyên gia, một trong những thách thức lớn nhất là sự chậm trễ trong triển khai hạ tầng giao thông kết nối. Tiếp đó là các thách thức về nguồn lực tài chính, năng lực quản lý.

Từ những kinh nghiệm của quá trình phát triển đô thị ở Hà Nội cho thấy, cần chú trọng đến giai đoạn thực hiện quy hoạch, khắc phục các hạn chế trong phát triển đô thị còn phân tán, “xôi đỗ” như thời gian qua. Nhìn nhận những hạn chế này, TP Hà Nội đang khẩn trương, quyết liệt thực hiện. Theo đó, cùng với việc hoàn tất đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, đến nay các quy hoạch về đô thị vệ tinh đã rõ hình hài.

Đại lộ Thăng Long - trục giao thông kết nối Trung tâm Hà Nội với khu vực phía Tây thành phố. Ảnh: Thanh Hải

Đơn cử tại Sóc Sơn, vừa qua, người dân các xã Phù Linh, Tiên Dược, Tân Minh, Xuân Giang, Đức Hòa, Đồng Xuân, Kim Lũ và thị trấn Sóc Sơn rất phấn khởi khi đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn (khu 3), tỷ lệ 1/2000 được UBND TP Hà Nội phê duyệt. Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn (khu 3) có diện tích nghiên cứu hơn 1.424ha; dân số dự kiến đến năm 2030 khoảng 46.210 người. Phân khu được kỳ vọng sẽ trở thành khu vực phát triển đô thị, gồm các chức năng chính là khu phức hợp y tế - văn hóa - giáo dục; trung tâm thể dục thể thao, vui chơi giải trí cấp TP (trường đua ngựa)…

Cùng với đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn (khu 3), cuối tháng 1/2025, UBND huyện Sóc Sơn, Sở QH-KT Hà Nội và Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội đã phối hợp công bố các đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn (khu 5, khu 6, khu 7), tỷ lệ 1/2000. Các đồ án được phê duyệt có độ bao phủ lớn. Đặc biệt, trong các quy hoạch được phê duyệt, có rất nhiều dự án thành phần cấu thành phân khu đô thị, được người dân trông đợi. Điển hình như: cụm du lịch đền Sóc - hồ Đồng Quan (phân khu 5); khu đô thị đại học và dịch vụ phụ trợ Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài (phân khu 6), khu vui chơi giải trí thể thao, sân golf Sóc Sơn (phân khu 7)…

Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Phạm Quang Ngọc cho biết: "Được sự quan tâm của UBND TP Hà Nội và các sở, ngành, đến nay, 7/7 đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn (khu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7) đều đã được UBND TP phê duyệt. Việc hoàn thành các Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn là cơ hội để cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội, Quy hoạch chung xây dựng huyện Sóc Sơn và Quy hoạch chung đô thị vệ tinh Sóc Sơn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt”.

Cùng với Sóc Sơn, được xác định là đô thị văn hóa lịch sử, du lịch sinh thái, đô thị xanh, đô thị vệ tinh cửa ngõ phía Tây Bắc TP Hà Nội theo Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, đến nay, Sơn Tây cũng đã hoàn thành 7 đồ án Quy hoạch phân khu đô thị vệ tinh. Cùng với đó, Quy hoạch phân khu đô thị tại các đô thị vệ tinh có tổng số 26 đồ án. Đến nay, UBND TP đã phê duyệt 26 đồ án, tỷ lệ phủ kín đạt 100%.

Theo các chuyên gia, việc mở rộng không gian đô thị được cụ thể hóa bằng các khu đô thị hoàn chỉnh tại những đô thị vệ tinh, hướng đi này sẽ tối ưu hóa giá trị của quỹ đất, tạo giá trị gia tăng lớn.

Tạo bước đột phá

Như đã nói ở trên, nhiều chuyên gia nhìn nhận, một trong những thách thức lớn nhất là sự chậm trễ trong triển khai hạ tầng giao thông kết nối. Khắc phục những khó khăn này, thời gian qua, TP Hà Nội đã có nhiều cơ chế, chính sách tạo đột phá. Cụ thể, trong số 10 dự án trọng điểm được Hà Nội phân luồng theo cơ chế ưu tiên “làn xanh” nhằm thúc đẩy tăng trưởng thì có một nửa trong số đó là công trình giao thông chiến lược, kết nối đô thị trung tâm Hà Nội với khu vực ngoại thành. Đó là các dự án cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Ngọc Hồi - những tuyến giao thông chiến lược kết nối đô thị trung tâm với khu vực ngoại thành Hà Nội và với tỉnh Hưng Yên; đường Vành đai 4 - tuyến đường thúc đẩy phát triển kinh tế không chỉ của Hà Nội mà cả khu vực Vùng Thủ đô; Tuyến đường sắt đô thị số 5 Văn Cao - Hòa Lạc...

Trích dẫn
Trích dẫn 1
Các khu đô thị với không gian xanh, trường học, bệnh viện quốc tế không chỉ nâng cao chất lượng sống, mà còn tăng sức hút dân cư, từ đó thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư.
KTS Trần Ngọc Chính - Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam

Điểm đột phá của cơ chế này không chỉ nằm ở việc rút ngắn thời gian, mà còn ở cách tổ chức thực hiện. Thay vì để hồ sơ đi qua nhiều khâu phê duyệt kéo dài, TP yêu cầu các sở, ngành liên quan phải chủ động rà soát, tinh gọn quy trình. Cụ thể, Thông báo số 100/TB-VP về kết luận của Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh tại cuộc họp triển khai 3 dự án đầu tư cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi, UBND huyện Đông Anh được giao bố trí quỹ đất sạch tại các vị trí thuận lợi để đầu tư khu tái định cư phục vụ dự án cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Ngọc Hồi và các dự án trọng điểm khác.

Lãnh đạo TP Hà Nội nêu rõ: UBND các quận, huyện – chủ đầu tư các dự án giải phóng mặt bằng khi thực hiện thu hồi đất cần xem xét, giải quyết cơ chế bồi thường, hỗ trợ tối đa theo quy định, xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể, chi tiết để đẩy nhanh tiến độ. Sở TN&MT (nay là Sở Nông nghiệp và Môi trường) được giao chủ trì thành lập tổ công tác tham mưu UBND TP giải quyết các chế độ, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiến độ các dự án trọng điểm. Về xử lý hồ sơ dự án, UBND TP yêu cầu các sở, ngành, địa phương tập trung triển khai, giải quyết ngay các thủ tục liên quan, tránh chậm trễ, ưu tiên thực hiện theo cơ chế “làn xanh”.

Cùng với đó, ngày 19/3, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh có văn bản chỉ đạo phân luồng, rút ngắn thời gian xử lý đối với các nhóm hồ sơ thủ tục công việc nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP trên 8% của TP. Đóng dấu phân luồng “làn xanh” hồ sơ văn bản đến và văn bản đi (lấy ý kiến cơ quan chức năng theo quy trình TTHC, báo cáo trình cấp thẩm quyền…) để tiếp nhận, xử lý, theo dõi, kiểm soát tiến độ bảo đảm yêu cầu thời hạn. Đặc biệt lưu ý, đối với các dự án 10 quan trọng. Trong đó có dự án cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu (từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa); cầu Trần Hưng Đạo; cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu cầu; cải tạo, nâng cấp, mở rộng các tuyến đường xung quanh Hồ Tây; khu công nghệ cao Hòa Lạc và các dự án thu hút đầu tư vào Khu công nghệ cao Hòa Lạc; khu công nghệ cao sinh học Hà Nội; (đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô trên địa bàn TP; tuyến đường sắt đô thị số 5, Văn Cao - Hòa Lạc, yêu cầu các sở, ngành, địa phương xử lý ngay trong vòng 24 giờ kể từ khi tiếp nhận hồ sơ.

Với cơ chế “làn xanh”, chính quyền TP Hà Nội không chỉ đơn giản là rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, mà còn thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc đồng hành cùng DN, nhà đầu tư để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án then chốt, từ đó tạo động lực thúc đẩy kinh tế, giao thông và hạ tầng đô thị.

Điều chỉnh quy hoạch chi tiết sân bay Gia Bình

Điều chỉnh quy hoạch chi tiết sân bay Gia Bình

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Ngành vật liệu xây dựng: sức bật từ nội địa

Ngành vật liệu xây dựng: sức bật từ nội địa

12 Apr, 03:46 PM

Kinhtedothi - Động lực tăng trưởng của ngành vật liệu xây dựng trong năm nay được nhiều chuyên gia đánh giá đến từ thị trường nội địa trong bối cảnh xuất khẩu bị ảnh hưởng nhiều.

Quảng Ngãi sắp hoàn thành cầu Trà Khúc 3

Quảng Ngãi sắp hoàn thành cầu Trà Khúc 3

09 Apr, 08:32 PM

Kinhtedothi-Đơn vị chủ đầu tư đang tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công để cơ bản hoàn thành cầu Trà Khúc 3 trong tháng 4/2025 và nghiệm thu, bàn giao công trình đưa vào khai thác, sử dụng trong tháng 6/2025.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ