Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Giám đốc Sở KH&ĐT Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền: Hút nguồn lực từ môi trường đầu tư minh bạch

Khắc Kiên thực hiện
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Đồng hành cùng với các DN, thực hiện quyết liệt, đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư, là những chủ trương mà Hà Nội đã và đang triển khai nhằm thu hút nguồn lực xã hội hóa đầu tư vào các công trình, dự án trên địa bàn. Đây là chia sẻ của Giám đốc Sở KH&ĐT Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị.

Làm thủ tục cho DN tại phòng đăng ký kinh doanh (Sở KH&ĐT)
Bước đột phá
Một loạt các thủ tục hành chính được đơn giản hóa, riêng thủ tục đầu tư, Hà Nội đã thực hiện theo luật và có cơ chế đặc thù rất minh bạch, công khai, ông có thể cho biết đâu là bước đột phá trong việc đổi mới này?
- Hiện quy hoạch TP cơ bản ổn định và được công bố công khai trên mạng. Trên cơ sở đó, hàng năm TP tổng hợp đưa vào danh mục các dự án kêu gọi đầu tư. Sau đó, qua các hội nghị xúc tiến đầu tư Hà Nội công bố công khai danh mục kêu gọi đầu tư. Những trường hpự tổ chức đấu thầu đều được tổ chức công khai, lựa chọn nhà đầu tư. Tất cả các thủ tục hút đầu tư được giải quyết rất nhanh, gọn theo đúng quy định nhằm tạo điều kiện tối đa để triển khai.
Sở KH&ĐT được TP giao tiếp nhận, giải quyết các thủ tục về đầu tư để hỗ trợ DN triển khai. Các bộ phận của Sở đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào thực hiện giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4. Đến nay, lĩnh vực này đã đạt được hơn 97%. Trong quý II/2018, Sở đặt ra mục tiêu thực hiện đơn giản 7 thủ tục hành chính con số sẽ đạt 100% ứng dụng mức độ 3, mức độ 4. Đây là bước đột phá để giúp cho TP Hà Nội thu hút được nhiều các dự án đầu tư hơn.
Ông có thể cho biết, số vốn mà Hà Nội đã thu hút đầu tư vào các dự án?
- Về thu hút đầu tư, trong 2 năm 2016 và 2017, TP đã thu hút 329,6 nghìn tỷ đồng từ các dự án vốn ngoài ngân sách, vốn đăng ký của DN dân doanh là 445,9 nghìn tỷ đồng và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 6,55 tỷ USD. Riêng năm 2017 thu hút FDI đạt 3,4 tỷ USD. Từ những con số trên, TP Hà Nội xác định, đây là nguồn lực rất quan trọng bên cạnh nguồn lực đầu tư từ ngân sách Nhà nước để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của TP trong thời gian tới.
Cần phải nói rằng, trong chương trình hợp tác đầu tư vì sự phát triển của TP Hà Nội năm 2017, TP đã giới thiệu danh mục 136 dự án đến các nhà đầu tư với tổng mức đầu tư khoảng 1,1 triệu tỷ đồng; cùng các nhà đầu tư ký biên bản ghi nhớ với kinh phí là 134,79 nghìn tỷ đồng; đã trao quyết định chủ trương đầu tư cho 48 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 74,37 nghìn tỷ đồng (số vốn này gấp 2 lần so với cân đối ngân sách của TP đầu tư trong năm 2017).
 Giám đốc Sở KH&ĐT Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền
Chủ trương đúng
Còn việc triển khai các dự án xã hội hóa như thế nào, thưa ông?
- Đến nay nhiều dự án đầu tư hạ tầng khung, các đường vành đai, trục hướng tâm… đã xác định được chủ đầu tư. Tuy nhiên, dù xác định được nhà đầu tư nhưng việc triển khai dự án còn phụ thuộc vào từng giai đoạn. Ngay đầu tư bằng ngân sách cũng phải có giai đoạn, có lộ trình. Tuy nhiên, việc huy động từ nguồn lực xã hội hóa cũng phải tính đến yếu tố thị trường. Vấn đề bài toán thị trường hấp dẫn đến đâu để các nhà đầu tư tiếp cận. Khi đã tạo được sự hấp dẫn, việc thu hút nguồn lực xã hội hóa sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.
Đơn cử như dự án xã hội hóa cải tạo, nâng cấp sân Vận

động Hàng Đẫy, TP giao cho T&T thực hiện đã không chỉ huy động được nguồn lực xã hội hóa lớn mà còn phát huy được thế mạnh của một câu lạc bộ bóng đá truyền thống của Thủ đô. Tuy nhiên, khi triển khai vướng đến Nghị định 09/NĐ-CP. Song mới đây Nghị định này được thay thế bằng Nghị định 167 (quy định về việc sắp xếp lại, xử lý các loại tài sản công) đã tháo gỡ để dự án có thể triển khai trong thời gian tới. Tôi tin T&T được giao sẽ có những kế hoạch để có thể sớm triển khai trong thời gian tới, đem lại lợi ích cho cộng đồng, cũng như kinh tế cho DN, đóng góp vào GDP của TP.
Để thu hút đầu tư, xã hội hóa các công trình, thời gian tới việc cải thiện môi trường đầu tư của TP sẽ được tiếp tục triển khai theo hướng nào, thưa ông?
- Thời gian qua, TP Hà Nội đã làm rất tốt việc này. Sở KH&ĐT tiếp tục tham mưu cho TP đẩy mạnh môi trường đầu tư kinh doanh nhằm hỗ trợ tối đa cho DN phát triển, thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Thực tế cũng được chứng minh, 5 năm qua, môi trường đầu tư kinh doanh của TP liên tục được cải thiện. Năm 2017, theo đánh giá của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thì chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) có bước chuyển vững chắc, đứng 13/63 tỉnh, thành. Hy vọng tới đây bằng những hành động cụ thể, Hà Nội sẽ đứng trong top 10 trên bảng xếp hạng.
Để có được kết quả đó, TP không chỉ quan tâm tới đầu tư nước ngoài, mà rất quan tâm tới đầu tư trong nước, ngay cả dự án nhỏ. Điều đó được minh chứng, tại Hội nghị các hội nghị Hợp tác và phát triển của Hà Nội, lãnh đạo TP khẳng định, tiếp tục chỉ đạo các đơn vị liên quan chủ động, tích cực triển khai thực hiện các thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các các DN triển khai dự án đầu tư đảm bảo nhanh chóng, hiệu quả. Hà Nội cam kết luôn đồng hành cùng với DN. Hút nguồn lực từ môi trường đầu tư minh bạch.
Xin cảm ơn ông!