Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giảm nghèo bền vững tại Hà Nội: Đa dạng và đồng bộ giải pháp

Kinhtedothi - Với mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau”, thời gian qua, Hà Nội đã dành mọi nguồn lực bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo.
TP đang hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn giảm xuống dưới 1% và người nghèo được hưởng các chính sách an sinh xã hội.
Giảm nghèo đa chiều

Năm 2018 là năm thứ ba Hà Nội chuyển đổi phương pháp tiếp cận nghèo từ đơn chiều sang đa chiều và thực hiện Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020. Từ năm 2016 đến nay, chuẩn nghèo trên địa bàn Hà Nội là 1,1 triệu đồng/người/tháng ở nông thôn và 1,4 triệu đồng/người/tháng ở thành thị. Chuẩn nghèo của Hà Nội được điều chỉnh theo hướng tăng cao tạo điều kiện mở rộng đối tượng có hoàn cảnh khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ.
 Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam chi nhánh Hà Nội giải ngân vốn cho hộ nghèo. Ảnh: Chiến Công
Cùng với đó, chính sách cho người nghèo được quan tâm đặc biệt. Để thực hiện chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo, TP yêu cầu các ngành, địa phương thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, người nghèo không chỉ được hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở, mà còn được tạo điều kiện học tập, làm việc để chủ động thoát nghèo. TP đã cấp thẻ BHYT miễn phí cho người nghèo, người cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người mù có hoàn cảnh khó khăn và bệnh nhân phong. Các đối tượng này được vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh với mức phí ưu đãi. Tính đến năm 2018, TP trích ngân sách ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội TP hơn 2.000 tỷ đồng để cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách xã hội vay vốn.

Bên cạnh hình thức hỗ trợ trực tiếp, TP cũng đầu tư một số chương trình thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn, miền núi, những địa bàn còn nhiều khó khăn. Điển hình như các mô hình trồng và chế biến thuốc nam ở Ba Vì, trồng chè, chế biến chè búp khô ở Ba Trại, Vân Hòa, Yên Bài (huyện Ba Vì); trồng hoa ly, chuối tiêu hồng ở các Yên Bình, Tiến Xuân (huyện Thạch Thất); chăn nuôi, làm du lịch ở An Phú (huyện Mỹ Đức)…

Từ ngày 1 - 30/9, tất cả các xã, phường, thị trấn trên địa bàn Hà Nội sẽ tổ chức rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo. Các địa phương thông qua các phương pháp đánh giá, chấm điểm tài sản, thu thập thông tin đặc điểm, điều kiện sống của các hộ gia đình để ước lượng thu nhập và xác định mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Tạo sức lan tỏa

Năm 2018 toàn TP có hơn 4.000 hộ nghèo được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà với kinh phí 163,14 tỷ đồng. Đến cuối tháng 6, số nhà đã khởi công và hoàn thành là hơn 3.300 hộ, đạt 76,4%. Theo kế hoạch, đến ngày 17/10, TP phải thực hiện xong việc xây mới, sửa chữa nhà cho người nghèo, do đó hiện các địa phương, đơn vị đang tích cực để hoàn thành mục tiêu.

Giám đốc Sở LĐTB&XH Hà Nội Khuất Văn Thành cho biết: Nguồn ngân sách hơn 108 tỷ đồng do UBND TP ủy thác qua chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội đã được phân bổ cho 15 huyện, thị xã có hộ nghèo cần hỗ trợ về nhà ở đúng kế hoạch, tiến độ. Ngoài số tiền này, TP đã huy động xã hội hóa hơn 26 tỷ đồng hỗ trợ các hộ nghèo, nhiều địa phương cũng làm tốt công tác vận động, kêu gọi hỗ trợ từ cộng đồng, DN, cho thấy sức lan tỏa của chính sách.

Nhờ những giải pháp đồng bộ, công tác giảm nghèo và bảo trợ xã hội của TP đã đạt nhiều thành tựu. Đầu năm 2009, tỷ lệ hộ nghèo của TP là 8,43%, thì đến nay tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm còn 1,69%. Năm 2017, 11 quận, huyện có tỷ lệ hộ nghèo dưới 1%, trong đó quận Cầu Giấy không còn hộ nghèo. Với quyết tâm và nỗ lực không ngừng, mục tiêu đến năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn giảm xuống dưới 1% và mọi người nghèo đều được hưởng các chính sách an sinh xã hội của Hà Nội đang dần trở thành hiện thực.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nghệ An: Người dân phản đối công ty khai thác cát vì gây sạt lở 

Nghệ An: Người dân phản đối công ty khai thác cát vì gây sạt lở 

04 Apr, 05:03 AM

Kinhtedothi – Những ngày gần đây, người dân tại xã Đồng Văn, huyện Thanh Chương (Nghệ An) tụ tập tại một khu vực mỏ khai thác cát trên địa bàn, phản đối việc khai thác cát gây sạt lở, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Lãnh đạo huyện Thanh Chương khẳng định đang chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc, kiểm tra quá trình khai thác cát của doanh nghiệp.

Ứng phó với thiên tai đảm bảo sinh kế cho người lao động

Ứng phó với thiên tai đảm bảo sinh kế cho người lao động

03 Apr, 03:50 PM

Kinhtedothi - Nhấn mạnh tại lễ khởi động Chương trình truyền thông "Những cống hiến thầm lặng 2025" Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi cho rằng, Chương trình có những hoạt động cụ thể hướng đến người yếu thế, đây là thể hiện sâu sắc trong việc thực hiện Chương trình 08-CTr/TU phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của Nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ