Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Liên quan gian lận thi cử tại Hòa Bình, Hà Giang, Sơn La năm 2018: Nhiều Cục trưởng, cán bộ của Bộ GD&ĐT bị xem xét kỷ luật

Kinhtedothi - Ngày 30/8, Bộ GD&ĐT có văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật công chức của ngành này vì liên quan đến tiêu cực, gian lận thi cử 2018.
Theo Bộ GD&ĐT, trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018 và tuyển sinh đại học hệ chính quy, tuyển sinh cao đẳng, trung cấp các nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy đã xảy ra tiêu cực và gian lận thi cử trong việc tổ chức chấm thi ở Hội đồng thi tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, dẫn đến tâm lý lo ngại trong học sinh và bức xúc trong dư luận xã hội.
13 công chức Cục, Vụ của Bộ GD&ĐT bị xem xét kỷ luật liên quan tới gian lận thi cử 2018. 
Qua những sai phạm xảy ra ở 3 địa phương, Bộ GD&ĐT nhận thấy còn có những thiếu sót về công tác xây dựng, ban hành văn bản và chỉ đạo tổ chức kỳ thi; công tác tập huấn, quán triệt quy chế thi; công tác tổ chức chấm trắc nghiệm và công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Căn cứ quy định tại Khoản 1, Điều 3 và Khoản 2, Điều 6 nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thông báo xem xét kỷ luật đối với 13 cán bộ, công chức. Thời hạn xử lý kỷ luật theo quy định tại điều 7, nghị định 34/2011/NĐ-CP. Theo Bộ GD&ĐT, thời điểm vi phạm là tháng 6/2018, thời điểm phát hiện vi phạm là 29/7/2019.

13 công chức của Bộ GD&ĐT bị xem xét kỷ luật gồm:

Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng TS Mai Văn Trinh

Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Sái Công Hồng

Trưởng phòng Quản lý thi, Cục Quản lý chất lượng Nguyễn Duy Kha

Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm khảo thí quốc gia, Cục Quản lý chất lượng Hà Xuân Thành

Cục trưởng Cục công nghệ thông tin Nguyễn Sơn Hải

Chánh Thanh tra Nguyễn Huy Bằng

Phó Chánh thanh tra Tống Duy Hiến

Phó Trưởng phòng thanh tra chuyên ngành Trịnh Minh Trường

Phó Trưởng phòng thanh tra hành chính Lê Văn Vương

Thanh tra viên Thẩm Thị Minh Hằng

Thanh tra viên Nguyễn Ngọc Chín

Vụ trưởng vụ Pháp chế Lê Thị Kim Dung

Vụ trưởng vụ giáo dục trung học Vũ Đình Chuẩn
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

12 Jul, 10:32 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi lớp 10 năm học 2025 – 2026 tại Hà Nội dần khép lại, đa số học sinh đã chốt được ngôi trường mình tiếp tục theo học ở bậc THPT. Tuy nhiên, vẫn có số ít em, hoặc đỗ nhiều nguyện vọng, hoặc không đỗ nguyện vọng nào, vẫn đang xuôi ngược tìm kiếm, tính toán để “chốt” trường.

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

12 Jul, 05:01 AM

Kinhtedothi - Giáo dục mầm non là một ngành sư phạm đặc thù bởi đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục chính là trẻ em - những mầm xanh tương lai của đất nước. Tuy là ngành học đòi hỏi nhiều tâm sức và đặc biệt vất vả, nhưng sức hút của nghề này lại vô cùng mạnh mẽ theo cách rất riêng.

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

11 Jul, 09:33 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/7, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?" nhằm nhận diện những điểm nghẽn, thách thức và cơ hội trong quá trình đổi mới giáo dục đại học.

Bắc Ninh rà soát nhu cầu chuyển trường cho con cán bộ, công chức sau sáp nhập hành chính

Bắc Ninh rà soát nhu cầu chuyển trường cho con cán bộ, công chức sau sáp nhập hành chính

11 Jul, 03:40 PM

Kinhtedothi - Nhằm chuẩn bị tốt cho năm học mới 2025-2026, đặc biệt trong bối cảnh thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Bắc Ninh đang khẩn trương rà soát nhu cầu chuyển trường cho con em cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn phường Bắc Giang.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ