Giáo dục kỹ năng sống để học sinh phát triển toàn diện

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - “Có được những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống như giao tiếp, ứng xử, khả năng ứng phó trước các tình huống trong cuộc sống... giúp học sinh phát triển toàn diện, thuận lợi hơn trong cuộc sống và cũng là sự chuẩn bị tốt cho tương lai”, Nhà giáo Trần Thị Kim Lý chia sẻ.

Đa dạng hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Trong một buổi sinh hoạt cuối tuần tại trường THCS Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, HN), dưới sự tổ chức của giáo viên chủ nhiệm, lần lượt mỗi học sinh lên đứng trước lớp trình bày, chia sẻ sự hiểu biết của mình về một chủ đề văn học, lịch sử, địa lý... 

Hiệu trưởng trường THCS Đông Ngạc – cô Trần Thị Kim Lý cho biết, đây là hoạt động trong cuộc thi do nhà trường tổ chức cho học sinh. Trước đó, ngay từ đầu tuần, các em sẽ được biết chủ đề sinh hoạt cuối tuần là văn học hay lịch sử, danh nhân... từ đó các em có một tuần tìm hiểu và trình bày trước lớp trong giờ sinh hoạt cuối tuần. 

Qua buổi sinh hoạt này, các em vừa có được kiến thức, vừa có cơ hội rèn luyện kỹ năng giao tiếp, trình bày vấn đề trước đám đông – đây là một trong những kỹ năng rất cần thiết trong cuộc sống. Thực tế cho thấy, nhiều em học sinh qua vài buổi trình bày như vậy đã biết cách nói trước đám đông một cách rất lưu loát, rõ ràng, tự tin. 
cô Trần Thị Kim Lý cho hayCó được những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống như giao tiếp, ứng xử, khả năng ứng phó trước các tình huống trong cuộc sống... giúp học sinh phát triển toàn diện, thuận lợi hơn trong cuộc sống
Cô Trần Thị Kim Lý cho rằng, có được những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống như giao tiếp, ứng xử, khả năng ứng phó trước các tình huống trong cuộc sống... giúp học sinh phát triển toàn diện, thuận lợi hơn trong cuộc sống
Bày tỏ quan điểm về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, cô Trần Thị Kim Lý cho hay, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cũng quan trọng như việc dạy học kiến thức văn hóa trên lớp. Bởi giáo dục kỹ năng sống giúp học sinh phát triển nhân cách đúng đắn, có kiến thức về cuộc sống, có hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ gia đình, nhà trường, xã hội... 

Một trong những kỹ năng sống được Nhà trường ưu tiên trang bị cho các em học sinh đó là giáo dục giới tính. Bởi lứa tuổi học sinh THCS từ 12 đến 15 có những thay đổi lớn về tâm sinh lý. Do vậy, Nhà trường thành lập câu lạc bộ “Tư vấn tâm lý học đường” mà các thành viên gồm cả giáo viên và phụ huynh học sinh để cùng chia sẻ về những thay đổi, vấn đề tâm sinh lý của học sinh một cách gần gũi, tế nhị. 

Ngoài ra, Nhà trương còn tổ chức dạy học sinh về nữ công gia chánh như cắm hoa, làm hoa; câu lạc bộ võ thuật; tổ chức các buổi nói chuyện, giao lưu giữa các chuyên gia ở nhiều lĩnh vực như pháp luật, môi trường... qua đó giúp các em hiểu biết hơn về những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. 

Thời gian tới, Nhà trường tiếp tục đẩy mạnh, tổ chức phong phú các hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, trong đó hướng đến các kỹ năng giao tiếp, ứng xử, chia sẻ, làm việc nhóm... 

Cho đến nay, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vẫn chưa có một bộ chương trình chuẩn, chưa thành hệ thống giáo dục riêng biệt mà mang tính chất lồng ghép trong các bộ môn, hoạt động ngoại khóa... “Do vậy, tôi cho rằng, nếu trong chương trình có 1 tiết học/tuần về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả thiết thực”, cô Trần Thị Kim Lý chia sẻ. 

"Giáo dục đạo đức phải mọi lúc, mọi nơi"

Bên cạnh giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, Trường THCS Đông Ngạc cũng chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống cho các em học sinh. Hiệu trưởng Trần Thị Kim Lý cho rằng, giáo dục đạo đức phải mọi nơi, mọi lúc, mọi chỗ. Trong đó nhấn mạnh đến ý thức của học sinh trong mọi vấn đề trong nhà trường cũng như ngoài xã hội.
Ví dụ như, Nhà trường luôn tuyên truyền các em học sinh biết tuân thủ pháp luật như đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện hoặc nếu được người lớn đưa đi học bằng xe máy đến trường. Ban Giám hiệu tổ chức dạy các chuyên đề cho học sinh toàn trường như chuyên đề về văn hóa chào; truyền thống tôn sư trọng đạo... 

Hàng năm, Nhà trường đặt ra các mục tiêu về giáo dục đạo đức cho học sinh. Tuy nhiên, Nhà trường không chỉ dừng lại ở việc đánh giá hạnh kiểm, mà giáo dục học sinh ở những lĩnh vực khác rất nhỏ như vệ sinh môi trường, giúp đỡ bạn bè, người xung quanh, văn hóa ứng xử nơi công cộng...

Kết quả những năm qua cho thấy, về cơ bản học sinh thực hiện nội quy, nền nếp, giữ vệ sinh, bảo vệ tài sản trường lớp tương đối tốt, lễ độ, kính trọng thầy cô giáo. 

Học kỳ 2 năm học 2015-2016, nh
à trường đẩy mạnh thi đua dạy tốt, học tốt; tiếp tục thực hiện phong trào xây dựng: “Nhà trường thân thiện, học sinh tích cực, năm trật tự văn minh đô thị”; tiếp tục thực hiện chuyên đề “cải tiến dạy và học”; áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy...

 
Năm học 2014 – 2015, Trường THCS Đông Ngạc đạt lao động xuất sắc cấp thành phố, liên đội mạnh cấp thành phố; đứng thứ 2 quận Bắc Từ Liêm trong kỳ thi vào THPT; có giáo viên đạt giải nhất cuộc thi giáo viên giỏi cấp thành phố; một giáo viên được công nhận là giáo viên tổng phụ trách giỏi cấp quốc quốc gia... Tỷ lệ học sinh giỏi đạt hơn 56%.

Năm học 2015-2016, Trường có một giáo viên được chọn đi thi giáo viên giỏi cấp thành phố vào tháng 3/2016. Trường có một học sinh được chọn vào vòng chung kết của thành phố về bộ môn nghiên cứu khoa học về sản phẩm “bộ dụng cụ chống độc hại trong thí nghiệm hóa học”.