Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giáo sư Nguyễn Thiện Thành - Người chiến sĩ, người thầy thuốc anh hùng

Kinhtedothi - Ngày 5/10, Bệnh viện Thống Nhất - Bộ Y tế trang trọng tổ chức kỷ niệm 100 năm ngày sinh Giáo sư, Tiến sĩ, Anh hùng Lao động, Thầy thuốc Nhân dân, Đại tá Nguyễn Thiện Thành (30/9/1919-30/9/2019).

Tham dự Lễ kỷ niệm có nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tich nước Nguyễn Minh Triết; lãnh đạo Đảng và Nhà nước; lãnh đạo các bộ ngành; lãnh đạo quê hương Trà Vinh và TP Hồ Chí Minh. Về phía gia đình cố Giáo sư Nguyễn Thiện Thành có bác sĩ Dương Thị Minh là phu nhân và con trai là Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân.

 Ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh xúc động nhớ lại hình ảnh người cha của mình. Ảnh: Huy Chương

Nhớ lại về người cha của mình, ông Nguyễn Thiện Nhân xúc động nhớ lại, điều ông khâm phục nhất là 3 lần cha nói không với những điều kiện thuận lợi dành cho mình. “Lần thứ nhất là khi được học bổng sang Pháp học thì ông không đi vì ông thấy không được học nghề y mà ông mong muốn. Lần thứ hai là ông được đề nghị giữ lại làm tiến sĩ tại Liên Xô, ông cũng không ở lại mà bày tỏ nguyện vọng được trở về chiến đấu tại chiến trường miền Nam vì ông nghĩ đến sức khỏe đồng bào. Lần nói không thứ ba là sau năm 1975, ông làm ở Bệnh viện Thống Nhất thì có ý kiến đề xuất ông ra làm Thứ trưởng Bộ Y tế nhưng ông nói rằng ông làm bác sĩ cũng rất tốt, bởi vì cứu chữa được cho nhiều hơn đồng bào của mình”.

Thay mặt gia đình, GS.TS Nguyễn Thiện Nhân cảm ơn đến lãnh đạo lãnh đạo Đảng và Nhà nước qua các thời kỳ đã đến dự Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Anh hùng lao động, Thầy thuốc Nhân dân Giáo sư, Tiến sĩ, Anh hùng Lao động, Thầy thuốc Nhân dân, Đại tá Nguyễn Thiện Thành.

Giáo sư Nguyễn Thiện Thành đã trực tiếp tham gia những giao đoạn khốc liệt nhất của hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc. Ông là một trong những cán bộ chủ chốt được Quân đội lựa chọn vào lực lượng chi viện cho chiến trường miền Nam bằng đường biển trên chuyến tàu không số, đó là con đường “Hồ Chí Minh trên biển”.

 Lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh Giáo sư, Tiến sĩ, Anh hùng Lao động, Thầy thuốc Nhân dân, Đại tá Nguyễn Thiện Thành (30/9/1919-30/9/2019).

Khi đất nước vừa bước ra khỏi chiến tranh, với bản lĩnh và nghị lực của người lính được tôi luyện qua nhiều chiến trường ác liệt, cùng với nền tảng kiến thức được đào tạo bài bản, chuyên sâu, trên cương vị Viên trưởng, Giáo sư Nguyễn Thiện Thành đã đầu tư rất nhiều thời gian và tâm huyết để xây dựng Bệnh viện Thống Nhất ngày càng phát triển. Ông không những là người đầu tiên đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển chuyên ngành Lão khoa. Là người quản lý năng động có tầm nhìn xa, trông rộng, có tâm huyết với nghề nghiệp mà còn là một nhà giáo mẫu mực hết lòng vì học trò,một nhà khoa học nghiêm túc với nhiều công trình được ứng dụng thiết thực và hiệu quả trong công tác phòng và chữa bệnh cho Nhân dân. Đối với Giáo sư Nguyễn Thiện Thành, việc giáo dục đào tạo đội ngũ thầy thuốc cho thế hệ mai sau, không chỉ là trách nhiệm mà là một đam mê. Không những thế, ông còn thường xuyên viết sách, tài liệu nhằm phổ biến kiến thức y học đến với mọi tầng lớp Nhân dân.

Nhìn lại cuộc đời phục vụ Quân đội Nhân dân, Giáo sư Nguyễn Thiện Thành có nhiều cống hiến to lớn trong lĩnh vực khoa học khá mới mẻ của nền Y học Việt Nam. Một trong những sự kiện đáng ghi nhớ nhất, ở thời điểm khó khăn nhất của thời kỳ kháng chiến là việc ông nghiên cứu và ứng dụng thành công phương pháp Filatov nổi tiếng, đã cứu sống, điều trị và nâng cao sức khỏe cho thương binh và cho Nhân dân.

Nói về Giáo sư Nguyễn Thiện Thành, giới khoa học luôn ghi nhớ ông đã nghiên cứu thành công và đưa vào sản xuất hai loại dược phẩm mới là Kaglutam và Spirulina có tác dụng bảo vệ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Cuộc đời và sự nghiệp của Giáo sư Nguyễn Thiện Thành là một quá trình phấn đấu liên tục, cống hiến không mệt mỏi cho sự nghiệp Cách mạng của dân tộc, cho sự nghiệp phát triển ngành y tế Quân đội và y tế Nhân dân. Giáo sư Nguyễn Thiện Thành đã được Đảng, Nhà nước, Quân đội tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý, với 16 huân, huy chương, danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc.

Năm 1980, ông được Nhà nước phong tặng học hàm Giáo sư, là người được phong học hàm đầu tiên của Nhà nước.

Năm 1985, Giáo sư được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. Năm 1989, Giáo sư Nguyễn Thiện Thành tiếp tục được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Siết chặt việc mua bán thuốc theo đơn

Siết chặt việc mua bán thuốc theo đơn

05 Jul, 04:21 PM

Kinhtedothi - Thông tư 26/2025/TT-BYT Bộ Y tế ban hành không chỉ bổ sung các trường thông tin bắt buộc trong đơn thuốc mà còn đưa ra quy định cụ thể về liều dùng, số lần dùng thuốc trong ngày, thời gian sử dụng. Thay đổi kỹ thuật nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn với người bệnh.

Đảm bảo an toàn thực phẩm đợt cao điểm trên địa bàn TP Hà Nội

Đảm bảo an toàn thực phẩm đợt cao điểm trên địa bàn TP Hà Nội

05 Jul, 12:06 AM

Kinhtedothi – UBND TP Hà Nội yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm “từ sớm, từ xa”, tập trung phòng ngừa rủi ro ngay từ khâu đầu vào, kiểm soát điều kiện sản xuất, chế biến, bảo quản và phân phối thực phẩm đến tay người tiêu dùng.

Bệnh viêm gan B diễn tiến âm thầm: nguy cơ tử vong cao nếu phát hiện muộn

Bệnh viêm gan B diễn tiến âm thầm: nguy cơ tử vong cao nếu phát hiện muộn

04 Jul, 06:39 PM

Kinhtedothi - Hiện nay, nhiều bệnh nhân viêm gan B, phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn do chủ quan, không khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là ở người trẻ tuổi, khi sức khỏe còn tốt, hầu như không có triệu chứng. Chuyên gia y tế cảnh báo, viêm gan B có diễn tiến âm thầm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể gây ra biến chứng nặng nề như xơ gan hoặc ung thư gan, thậm chí là tử vong.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ