Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giao thông thông suốt các cửa ngõ Thủ đô

Kinhtedothi - Bắt đầu từ sáng 13 đến hết ngày 14/2, người dân từ các tỉnh đã rải rác trở lại Thủ đô sau kỳ nghỉ Tết Bính Thân.
So với cùng thời điểm những năm trước, áp lực giao thông tại các cửa ngõ và tuyến đường trọng điểm của TP không gia tăng đột biến, giảm thiểu ùn tắc giao thông.

Theo ghi nhận của phóng viên, các cửa ngõ lớn, thường xuyên diễn ra ùn tắc giao thông (UTGT trước đây như nút giao Vành đai 3 - Pháp Vân, QL5 - Nguyễn Văn Cừ, Phạm Văn Đồng - Hoàng Quốc Việt, QL32 - Phạm Hùng chỉ xảy ra ùn ứ phương tiện trong cuối chiều 13/2, riêng trong ngày 14/2 giao thông thông suốt không gặp trở ngại.
Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ khá thông thoáng trong chiều 14/2 .
Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ khá thông thoáng trong chiều 14/2 .
Đội trưởng Đội CSGT số 14, Trung tá Lê Văn Tiến lý giải: “Do kỳ nghỉ kéo dài, người dân lo sợ ùn tắc nên đổ về TP rải rác, tránh các khung thời gian cao điểm, bởi vậy không xảy ra ùn tắc nghiêm trọng như các kỳ nghỉ trước”.

Mặt khác, lực lượng CSGT, Thanh tra GTVT, CSCĐ đã tăng cường chốt trực, có phương án phân luồng hợp lý và liên tục tuần lưu kiểm soát trên các tuyến đường, xử lý vi phạm cũng như giải tỏa ùn ứ nên các tuyến đường khá thông thoáng, đặc biệt là trong suốt ngày 14/2.
Áp lực giao thông gia tăng trong khu vực nội thành từ trưa 14/2.
Áp lực giao thông gia tăng trong khu vực nội thành từ trưa 14/2.
Tương tự, các bến xe lớn của TP như: Mỹ Đình, Giáp Bát, Gia Lâm… cũng không lâm vào cảnh quá tải hành khách mặc dù 2 ngày 13 và 14/2 rất đông người dân từ tỉnh xa đổ bộ xuống bến. Phó Giám đốc bến xe Mỹ Đình Vũ Tuấn Tùng thở phào cho biết: “Chúng tôi vẫn lo ngày 14/2, ngày nghỉ cuối cùng sẽ phải tiếp nhận lượng khách quá lớn, áp lực giải tỏa bến tăng cao. Tuy nhiên tình hình khá êm ả, hành khách xuống rải rác trong 2 ngày qua đều được kịp thời vận chuyển đi bằng xe buýt và các phương tiện công cộng khác”.

Ngược lại với không khí êm ả trên các tuyến đường cửa ngõ, trong khu vực nội thành, bắt đầu từ trưa ngày 14/2 áp lực giao thông đã gia tăng đáng kể. Các tuyến đường Nguyễn Trãi, Xã Đàn, Giải Phóng, Xuân Thủy… đều đông đúc phương tiện, tuy nhiên chưa xảy ra cảnh UTGT.

Đội phó Đội CSGT số 3, Đại úy Đinh Tiến Vũ cho biết: “Sáng ngày 15/2, khi hầu hết cán bộ, công nhân viên, học sinh, sinh viên trở lại công sở, trường học, áp lực sẽ tăng mạnh, tình hình giao thông sẽ rất căng thẳng. Chúng tôi phải củng cố phương án phân luồng, điều tiết giao thông để chuẩn bị ứng phó từ hôm nay”.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thiếu nguồn lực xã hội, còn tiếp tục trì hoãn

Thiếu nguồn lực xã hội, còn tiếp tục trì hoãn

07 Jul, 04:50 AM

Kinhtedothi - Vấn đề kiểm định khí thải đối với xe máy đã được đưa ra bàn thảo, chuẩn bị thực hiện từ nhiều năm qua, nhưng đến nay vẫn chưa thể thống nhất được thời gian và cách thức triển khai. Nguyên nhân chính là lượng xe máy trên toàn quốc quá lớn, nếu chỉ trông chờ vào hệ thống đăng kiểm hiện có, sẽ tiếp tục phải trì hoãn quá trình này thêm vài năm nữa.

Kịch bản vận hành khoa học sẽ giảm thiểu ùn tắc giao thông

Kịch bản vận hành khoa học sẽ giảm thiểu ùn tắc giao thông

05 Jul, 09:50 PM

Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, chuyên gia giao thông, thạc sĩ Vũ Hoàng Chung cho rằng, tổ chức giao thông (TCGT) là yếu tố vô cùng quan trọng. TCGT là kịch bản để vận hành hệ thống giao thông, càng khoa học sẽ càng phát huy tác dụng giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT), tối ưu hóa năng lực cho hạ tầng.

Điều chỉnh hàng loạt biển chỉ dẫn đường bộ sau sáp nhập

Điều chỉnh hàng loạt biển chỉ dẫn đường bộ sau sáp nhập

04 Jul, 03:28 PM

Kinhtedothi - Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP về đường bộ... về việc cập nhật, điều chỉnh thông tin biển chỉ dẫn đường bộ phù hợp với đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã sau sắp xếp, sáp nhập.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ