Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giữ cây

Kinhtedothi - Trả lời báo chí về cây xanh ở Hà Nội, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cho rằng: Chỉ trừ khi các dự án đầu tư phát triển không làm cách gì tránh được thì phải di dời, chứ giữ được một cái cây là quý lắm.
Đó cũng là tâm nguyện của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân TP Hà Nội, bởi cây xanh không chỉ là lá phổi xanh, mà còn là một trong những đặc trưng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
 Hàng cây xanh bên cạnh công trường xây dựng trên đường Phạm Văn Đồng. Ảnh: Phạm Hùng
Nhiều thập kỷ qua, do thiếu quy hoạch bài bản, thiếu điều kiện kỹ thuật nên cây xanh ở Hà Nội đã không được quan tâm đúng mức. Sự phát triển tự nhiên thiếu bàn tay chăm sóc của con người đã khiến không ít cây xanh tại Thủ đô trở nên cong nghiêng, sâu mục; nhiều chủng loại không phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu, điều kiện hạ tầng tại chỗ. Cũng vì thế mà không ít cây xanh lại trở thành nỗi lo trong mùa mưa bão bởi tiềm ẩn nguy cơ gãy đổ, đe dọa tính mạng và tài sản người dân. Bên cạnh đó, Hà Nội đang trên đà phát triển và nhu cầu mở rộng hạ tầng giao thông đô thị đang tạo sức ép lên những mảng xanh của TP. Trong bối cảnh đó, lãnh đạo TP vẫn khẳng định quan điểm nhất quán là mọi công trình xây dựng đều phải tránh tối đa vùng cây xanh, công viên, hồ nước. Trong trường hợp bắt buộc, việc dịch chuyển cây xanh cần phải được tính toán chặt chẽ, ưu tiên giữ gìn, bảo tồn, dù có phải trả chi phí lớn hơn nhiều lần chặt hạ. Ngoài ra, những khu vực cần di chuyển cây xanh sẽ phải được trồng mới, thay thế cây xanh đẹp hơn, nhiều hơn, khoa học hơn. Đơn cử như dự án đường Vành đai 3, đoạn Mai Dịch - cầu Thăng Long, dự kiến số lượng cây phải di chuyển là 1.315 cây nhưng TP đã yêu cầu chủ đầu tư phải đưa vào thiết kế hạng mục trồng thay thế với 1.547 cây tầng cao, 4.649 cây tầng giữa và 60.772m2 cây bụi, cỏ bề mặt. Điều này là minh chứng thực tế của lãnh đạo TP cho việc bảo vệ, giữ gìn những mảng xanh của Thủ đô.
Các chuyên gia cũng cho rằng, để giữ gìn những mảng xanh đang có và ngày càng nhân rộng chúng ra, đẹp hơn, bền vững hơn, Hà Nội cần những bước đi thật chắc chắn và khoa học. Từ việc lựa chọn chủng loại, đầu tư công sức, vật chất để trồng, chăm sóc, cắt tỉa cây xanh đều phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, có biện pháp phù hợp. Hà Nội đang phấn đấu đến năm 2020 sẽ trồng mới thêm 1 triệu cây, đưa tỷ lệ cây xanh bình quân lên 10m2/người. Trong năm 2016 và 5 tháng đầu năm 2017, TP đã trồng mới được gần 300.000 cây xanh, trong đó có trên 35.000 cây đường kính lớn. Ngoài ra đã có trên 50.000 cây được cắt tỉa để đảm bảo ATGT, phòng chống mưa bão và góp phần cải tạo cảnh quan đô thị TP. Đó là những tín hiệu rất tích cực để thực hiện mục tiêu xây dựng Hà Nội trở thành TP xanh, tươi sáng và phát triển bền vững.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cần xem xét lại quy trình xin cấp sổ đỏ tại địa chỉ 613A Kim Mã

Cần xem xét lại quy trình xin cấp sổ đỏ tại địa chỉ 613A Kim Mã

10 Jul, 02:51 PM

Kinhtedothi - Nhận thấy dấu hiệu bất thường trong quy trình xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ - PV) tại địa chỉ số 613A Kim Mã có vấn đề, người dân đã có đơn thư gửi UBND phường Giảng Võ và các cơ quan báo chí đề nghị xem xét lại nội dung trên.

Cần giải quyết dứt vi phạm để tránh gây bức xúc dư luận kéo dài

Cần giải quyết dứt vi phạm để tránh gây bức xúc dư luận kéo dài

03 Jul, 10:02 AM

Kinhtedothi – Ngày 25/6, Công an TP Hà Nội đã có Báo cáo số 446/BC-CAHN-PTM gửi UBND TP Hà Nội làm rõ một số nội dung liên quan đến bài viết “Toà nhà chung cư Hoàng Gia Sme: hoạt động gần 10 năm vẫn chưa được nghiệm thu PCCC” đăng ngày 3/6/2025 trên Báo Kinh tế & Đô thị.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ