80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Gỡ rào cản sử dụng đất bãi sông

Kinhtedothi - Theo quy định về phòng chống lũ, các vị trí đất bãi sông Hồng chỉ được sử dụng trên cơ sở nguyên trạng. Tuy nhiên mới đây, lần đầu tiên Sở NN&PTNT Hà Nội đã cho phép huyện Đan Phượng vận dụng cơ chế đặc thù.
 Canh tác cà chua ven bãi sông Hồng tại huyện Đan Phượng.
Theo thống kê, trên địa bàn huyện Đan Phượng có khoảng 1.118ha đất bãi sông Hồng. Toàn bộ diện tích này cơ bản là đất bãi, chân đất phù sa cổ được bồi đắp hàng năm rất màu mỡ. Nhiều năm qua, bà con nông dân nơi đây vẫn tận dụng để canh tác các loại rau màu. Tiềm năng của những diện tích đất phù sa ven bãi sông thậm chí còn rất lớn, đặc biệt phù hợp với việc chuyển đổi sang canh tác nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao. Phó Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng Nguyễn Thạc Hùng cho biết, trên cơ sở đánh giá hiện trạng, huyện đã đề xuất Sở NN&PTNT Hà Nội cho phép vận dụng chính sách đấu giá quyền sử dụng đất ở bãi sông vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Mục tiêu hướng đến thu hút sự tham gia đầu tư của các thành phần kinh tế, đặc biệt là các DN vào phát triển nông nghiệp trên địa bàn.
Cùng với đó, huyện mong muốn được cho phép lắp ghép một số hạng mục phụ trợ cần thiết để phát triển sản xuất nông nghiệp như nhà màng, nhà lưới, nhà bảo vệ, hệ thống tưới tiêu. “Các hạng mục này sẽ được xây lắp từ những vật liệu giản đơn, dễ tháo dỡ, di dời trong vòng 24 giờ, bảo đảm không ảnh hưởng đến khả năng thoát lũ và không gian chứa lũ của sông Hồng” – ông Hùng cho biết.
Trên thực tế, việc cho phép xây lắp nhà màng, nhà lưới và một số công trình phụ trợ như đề xuất của UBND huyện Đan Phượng đối với bãi sông Hồng là không được phép theo quy định phòng chống lũ. Mặc dù vậy, Sở NN&PTNT Hà Nội đánh giá, việc sử dụng quỹ đất bãi sông Hồng để canh tác theo đề xuất của huyện Đan Phượng là phù hợp với định hướng chung phát triển nông nghiệp Thủ đô. Không chỉ vậy, điều này còn phù hợp với giải pháp thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp trong năm 2020 của TP là tận dụng triệt để quỹ đất chưa được khai thác hoặc còn bỏ hoang để phát triển sản xuất.
Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, trên cơ sở xem xét kỹ lưỡng đề xuất của UBND huyện Đan Phượng, Sở đồng ý về mặt chủ trương. Đồng thời đề nghị huyện căn cứ quy định quản lý, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, cũng như quy hoạch phòng chống lũ và đê điều chi tiết, để nghiên cứu thực hiện. Sở NN&PTNT Hà Nội cũng lưu ý trong quá trình triển khai, UBND huyện Đan Phượng cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn để được hướng dẫn, bảo đảm việc thực hiện tuân thủ đúng quy định hiện hành.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chính phủ ban hành Nghị quyết gỡ vướng quy hoạch phân khu sau sắp xếp đơn vị hành chính

Chính phủ ban hành Nghị quyết gỡ vướng quy hoạch phân khu sau sắp xếp đơn vị hành chính

18 Jul, 08:55 PM

Kinhtedothi - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 66.1/2025/NQ-CP ngày 18/7/2025 quy định xử lý khó khăn, vướng mắc về việc lập mới, điều chỉnh và phê duyệt quy hoạch phân khu đối với khu vực hình thành đô thị khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.

Làng nghề vật liệu truyền thống giữa “bão” công nghệ xanh

Làng nghề vật liệu truyền thống giữa “bão” công nghệ xanh

18 Jul, 05:02 AM

Kinhtedothi - Là một phần không thể thiếu trong dòng chảy phát triển đô thị, các làng nghề vật liệu xây dựng (VLXD) truyền thống ở Hà Nội từng đóng vai trò quan trọng trong cung ứng gạch ngói, vôi vữa và các sản phẩm thủ công phục vụ xây dựng. Tuy nhiên, trước làn sóng công nghệ xanh và yêu cầu ngày càng cao về bảo vệ môi trường, các làng nghề này đang phải đứng trước lựa chọn đổi mới hoặc bị đào thải.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ