Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

GS Hồ Ngọc Đại: “Việc ai người đó làm”

Kinhtedothi -Trả lời phóng viên Kinh tế & Đô thị, GS Hồ Ngọc Đại khẳng định, tuy không tham gia vào đơn kiến nghị của Trung tâm Công nghệ giáo dục (CNGD) nhưng cùng quan điểm như lá đơn gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Người đứng tên ký cả 2 lá đơn kiến nghị này là PGS.TSKH Nguyễn Kế Hào. PGS Hào từng là cán bộ đại diện Trung tâm CNGD và cựu Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT.

GS Hồ Ngọc Đại lên tiếng trước lá đơn kiến nghị của Trung tâm CNGD gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Ảnh: Lưu Ly

GS Hồ Ngọc Đại khẳn định, dù không tham gia nhưng 2 lá đơn kiến nghị đó đúng ý của ông. SGK cũ hoàn toàn theo truyền thống, còn bộ SGK mới theo một lý thuyết, kỹ thuật và công nghệ thực thi SGK (gồm cách viết SGK và cách dùng SGK).

 SGK cũ không vừa tầm với những trẻ em hiện đại. Tuy bộ SGK bị loại từ vòng thẩm định nhưng GS Đại kiên quyết không sửa câu chữ nào vì ông đã trau chuốt cẩn thận.

“Bộ SGK CNGD là tâm huyết 40 năm của tôi. Trải qua nhiều thăng trầm, tôi chỉ dành để nghiên cứu về tiểu học. Theo đó, tiểu học là nền tảng của đời người và bộ sách là sản phẩm khoa học duy nhất đến thời điểm hiện tại” - GS Đại cho hay.

Trước đó, tập thể, cán bộ Trung tâm CNGD đã gửi kiến nghị tới Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng GD&ĐT về việc SGK CNGD bị loại. Cụ thể, trong đơn kiến nghị gửi Thủ tướng, tập thể, cán bộ Trung tâm CNGD cho biết, Bộ GD&ĐT đã tổ chức thẩm định SGK mới phục vụ cho công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, trong đó có sách tiếng Việt 1 và Toán 1 của Trung tâm CNGD, do GS Hồ Ngọc Đại chủ biên. Tuy nhiên, bộ sách đã bị đánh giá “không đạt” ngay từ vòng đầu, theo biên bản của Hội đồng thẩm định.

Còn trong đơn kiến nghị gửi đến Bộ GD&ĐT, tập thể, cán bộ Trung tâm CNGD bày tỏ ý kiến không đồng tình với đánh giá của Hội đồng. Theo đó, bộ sách CNGD được hình thành và định hình trong quá trình nghiên cứu và thực nghiệm lâu dài (trên 40 năm) từ ý tưởng khoa học đến những quan điểm giáo dục có tính lý luận, triết lý - đã thành một phương án giáo dục mới ở tiểu học

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

12 Jul, 10:32 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi lớp 10 năm học 2025 – 2026 tại Hà Nội dần khép lại, đa số học sinh đã chốt được ngôi trường mình tiếp tục theo học ở bậc THPT. Tuy nhiên, vẫn có số ít em, hoặc đỗ nhiều nguyện vọng, hoặc không đỗ nguyện vọng nào, vẫn đang xuôi ngược tìm kiếm, tính toán để “chốt” trường.

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

12 Jul, 05:01 AM

Kinhtedothi - Giáo dục mầm non là một ngành sư phạm đặc thù bởi đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục chính là trẻ em - những mầm xanh tương lai của đất nước. Tuy là ngành học đòi hỏi nhiều tâm sức và đặc biệt vất vả, nhưng sức hút của nghề này lại vô cùng mạnh mẽ theo cách rất riêng.

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

11 Jul, 09:33 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/7, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?" nhằm nhận diện những điểm nghẽn, thách thức và cơ hội trong quá trình đổi mới giáo dục đại học.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ