Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội: 2 tháng tăng trưởng tín dụng đạt 0,6%

Kinhtedothi- Tính đến hết tháng 2/2021, tổng dư nợ tín dụng (TCTD) trên địa bàn TP đạt 2.217 nghìn tỷ đồng, tăng 0,2% so tháng trước và tăng 0,6% so với thời điểm kết thúc năm 2020.
 

Cục Thống kê TP Hà Nội cho biết, các TCTD trên địa bàn tiếp tục đẩy mạnh triển khai các biện pháp hỗ trợ cho khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19; thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, tạm thời giữ nguyên nhóm nợ đối với các khoản vay phù hợp quy định của NHNN và xem xét cho khách hàng vay vốn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. 

Đến hết tháng 2, cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt 182 nghìn tỷ đồng, chiếm 9,1% tổng dư nợ; xuất khẩu đạt 105 nghìn tỷ đồng, chiếm 5,3%; hỗ trợ DN vừa và nhỏ đạt 378 nghìn tỷ đồng, chiếm 18,9%; bất động sản đạt 419 nghìn tỷ đồng, chiếm 20,9%; DN ứng dụng công nghệ cao đạt hơn 8 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,4%; chính sách xã hội đạt 9 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,5%; cho vay theo chương trình phục vụ nhu cầu đời sống đạt gần 387 nghìn tỷ đồng, chiếm 19,3%; cho vay chứng khoán đạt 7 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,4%.

Các TCTD trên địa bàn tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp huy động vốn nhằm đảm bảo đáp ứng thực hiện cấp tín dụng và chấp hành các quy định của pháp luật về tỷ lệ an toàn giữa nguồn vốn huy động và nguồn vốn cho vay. Tính đến hết tháng 2, tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn ước tính đạt 3.773 nghìn tỷ đồng, tăng 0,2% so với tháng trước và tăng 0,6% so với thời điểm kết thúc năm 2020. 

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và NHNN Việt Nam, mặt bằng lãi suất trên địa bàn đã được các TCTD điều chỉnh giảm nhằm tạo điều kiện cho các DN và cá nhân tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp hơn. Lãi suất huy động bằng VND phổ biến ở mức 0,1-0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 3,2-3,9%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 3,8-6%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 5,5-6,8%/năm. Lãi suất huy động USD của TCTD ở mức 0%/năm đối với tiền gửi của cá nhân và tổ chức.

Mặt bằng lãi suất cho vay bằng VND của TCTD phổ biến ở mức 5,5-8,0%/năm đối với ngắn hạn; 7,5-9%/năm đối với trung và dài hạn. Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với một số ngành lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, DN nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, DN ứng dụng công nghệ cao) ở mức 4,5%/năm.

Về chất lượng tín dụng: Các TCTD tích cực nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro thông qua việc xây dựng hệ thống cảnh báo sớm nhằm phát hiện các khoản vay có vấn đề trước khi phát sinh tình trạng nợ xấu. Tính đến hết tháng 2, tỷ lệ nợ xấu của các TCTD chiếm 1,9% trong tổng dư nợ và 2,1% trong tổng dư nợ cho vay.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Ngân hàng tăng biện pháp bảo vệ khách hàng

Ngân hàng tăng biện pháp bảo vệ khách hàng

01 Jul, 07:31 AM

Kinhtedothi - Nhằm tuân thủ lộ trình chuyển đổi thẻ nội địa từ công nghệ từ sang công nghệ chip theo quy định của NHNN, từ hôm nay 1/7, nhiều ngân hàng thương mại chính thức ngừng hỗ trợ giao dịch bằng thẻ từ.

Từ 1/7, giảm 50% hàng loạt khoản phí, lệ phí nhiều lĩnh vực quan trọng

Từ 1/7, giảm 50% hàng loạt khoản phí, lệ phí nhiều lĩnh vực quan trọng

01 Jul, 07:21 AM

Kinhtedothi- Từ ngày 1/7/2025, gần 50 khoản phí, lệ phí chính thức giảm 50% nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh. Đây là nội dung quan trọng tại Thông tư số 64/2025/TT-BTC vừa được Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn ký ban hành tối 30/6.

Tỷ giá USD hôm nay 1/7: thị trường tự do tăng mạnh

Tỷ giá USD hôm nay 1/7: thị trường tự do tăng mạnh

01 Jul, 06:49 AM

Kinhtedothi - Tỷ giá USD hôm nay 1/7, thị trường tự bất ngờ đảo chiều tăng mạnh so với phiên trước. Các ngân hàng thương mại cũng tăng giá mua - bán đồng USD so với trước đó. Tỷ giá trung tâm tăng lên mức 25.052 đồng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ