Hà Nội có trên 620.000 tài khoản đăng ký trong Tháng tự học ngoại ngữ
Kinhtedothi – Diễn ra từ ngày 20/2 – 20/3, Tháng tự học ngoại ngữ tại Hà Nội đã được giáo viên, học sinh toàn TP hưởng ứng mạnh mẽ và đã ghi nhận 623.928 tài khoản đăng ký.
Ngày 4/4, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết, khen thưởng phong trào Tháng tự học ngoại ngữ năm học 2024 - 2025.

Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương chúc mừng các tập thể xuất sắc trong phong trào Tháng tự học ngoại ngữ.
Được diễn ra từ ngày 20/2 - 20/3, Tháng tự học ngoại ngữ đã ghi nhận những kết quả đáng khích lệ với hơn 620.000 tài khoản đăng ký, trong đó tài khoản học sinh là trên 601.000, tài khoản giáo viên là gần 23.000. Số lượng học sinh hoàn thành bài kiểm tra năng lực tiếng Anh toàn TP là hơn 480.500 (đạt tỷ lệ gần 80% trên tổng số lượng học sinh đăng ký tham gia). Đáng chú ý, trong tuần đầu tiên của Tháng tự học ngoại ngữ, hệ thống ghi nhận tổng khoảng 415.000 học sinh đã lựa chọn khóa học, nhiều thời điểm số lượng học sinh học và giáo viên cùng lúc trên hệ thống lên tới hơn 300.000.
Phong trào Tháng tự học ngoại ngữ không chỉ được triển khai hiệu quả tại các trường nội thành mà còn lan tỏa rộng rãi đến các trường học vùng ngoại thành, giúp thu hẹp khoảng cách chất lượng dạy và học ngoại ngữ giữa các khu vực trong TP.

Sở GD&ĐT Hà Nội đã tặng 42 giấy khen, 129 giấy chứng nhận và thưởng cho 35 tập thể, 136 cá nhân đạt thành tích trong phong trào Tháng tự học ngoại ngữ.
Khẳng định phong trào Tháng tự học ngoại ngữ là một sáng kiến thiết thực nhằm khuyến khích học sinh nâng cao khả năng tự học và kỹ năng ngôn ngữ, tạo ra môi trường học tập sáng tạo, tích cực, cô Tạ Thị Thanh Huyền - Phó trưởng Phòng GD&ĐT huyện Ứng Hòa cho biết: phong trào cũng mở ra cơ hội cho các huyện ngoại thành, đặc biệt là huyện Ứng Hòa được tiếp cận với nguồn tài nguyên, phương pháp và kinh nghiệm học ngoại ngữ tiên tiến. Đồng thời thúc đẩy học sinh và giáo viên phát huy khả năng tự học, tự tìm tòi, áp dụng những phương pháp học mới để nâng cao năng lực ngoại ngữ và kỹ năng học tập suốt đời…
Các hoạt động tự học ngoại ngữ đã được tổ chức xuyên suốt, kết hợp hiệu quả giữa việc học trên lớp, học trực tuyến trên nền tảng công nghệ hiện đại. Nhiều sáng kiến tiêu biểu đã được đưa ra để triển khai hiệu quả phong trào như tổ chức các buổi làm bài kiểm tra đánh giá đầu vào tập trung cho học sinh tại phòng máy; phân chia ca trực hỗ trợ học sinh, tổ chức các lớp tự học sau giờ học chính khóa, hỗ trợ tối đa cho những học sinh thiếu trang thiết bị học tập.

Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội cùng các đơn vị tặng quà cho giáo viên, học sinh xuất sắc tham gia phong trào.
Trong Tháng tự học ngoại ngữ, học sinh và giáo viên học tập trực tuyển trên nền tảng công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI - FSEL, nền tảng cho phép người dùng học tập theo lộ trình chuẩn quốc tế, phát triển toàn diện 6 nhóm kiến thức cùng kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết, từ vựng và ngữ pháp) một cách bài bản. Nền tảng sử dụng giáo trình bản quyền từ NXB Đại học Cambridge, Anh quốc với giáo trình chất lượng, phương pháp học tập mới mẻ, tạo động lực thích cực giúp học sinh duy trì thói quen tự học ngoại ngữ hiệu quả.
Chia sẻ về kết quả ấn tượng của phong trào, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương cho biết: “Tháng tự học ngoại ngữ là một trong những nội dung thiết thực của ngành GD&ĐT Hà Nội nhằm thu hẹp khoảng cách giáo dục giữa các khu vực nội và ngoại thành, tập trung nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học được nêu tại Kết luận số 91-KL/TW”.
Tại lễ tổng kết, Sở GD&ĐT Hà Nội đã tặng 42 giấy khen, 129 giấy chứng nhận và thưởng cho 35 tập thể, 136 cá nhân đạt thành tích trong phong trào. Ngoài ra, còn có hơn 1.800 cá nhân xuất sắc nhận được quà tặng từ nhà tài trợ. Cũng tại sự kiện, đại diện Quỹ Tấm lòng Việt - Đài Truyền hình Việt Nam và Công ty Cổ phần Five-Star E-Learning (FSEL) cũng đã trao 250 suất học bổng Ngôi sao khát vọng - Reach for the Stars dành cho học sinh THCS và THPT TP Hà Nội, mỗi suất học bổng trị giá 2,4 triệu đồng.

Chương trình hành động về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
Chính phủ vừa có Nghị quyết số 51/NQ-CP ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 91-KL/TW thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Bước tiến của ngành giáo dục Hoàn Kiếm trong Tuần lễ Chuyển đổi số 2025
Kinhtedothi - Chiều 28/3, tại trường Tiểu học chất lượng cao Tràng An (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Hoàn Kiếm đã bế mạc Tuần lễ Chuyển đổi số năm 2025.

40 năm Hà Nội - Amsterdam: thương hiệu giáo dục mũi nhọn của Thủ đô và cả nước
Kinhtedothi – Ra đời từ khát vọng hòa bình và tình hữu nghị, 40 năm qua, Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam đã khẳng định vị trí tiên phong đổi mới giáo dục, là lá cờ đầu trong đổi mới đất nước, gửi gắm tâm huyết về GD&ĐT của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với sự nghiệp trồng người.