Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội đã hạ ngầm cáp điện lực, viễn thông tại 58 tuyến phố

Kinhtedothi - Trong tổng số 71 tuyến phố đã được phê duyệt hạ ngầm trong năm 2016 và đợt 1 năm 2017, các doanh nghiệp đã thi công được 58 tuyến phố trên địa bàn Hà Nội.
Thành phố Hà Nội đặt mục tiêu xây dựng “thành phố không dây” bằng việc đồng bộ hạ ngầm các tuyến cáp điện lực, viễn thông và chiếu sáng trên các tuyến phố.
 
Hiện, trong tổng số 71 tuyến phố đã được phê duyệt hạ ngầm trong năm 2016 và đợt 1 năm 2017, các doanh nghiệp đã thi công được 58 tuyến.
Cụ thể, có 16 tuyến đã cơ bản hoàn thành cả phần điện lực và viễn thông, bao gồm: Hoa Lư, Võ Thị Sáu, Lò Đúc, Trần Khát Chân, Châu Long, Ngọc Hà, Đội Cấn, Quốc Tử Giám, Quang Trung, Trần Xuân Soạn, Cửa Bắc, Tôn Thất Tùng, Lương Đình Của, Văn Miếu, Trúc Khê, Trịnh Hoài Đức; còn 15/17 tuyến phố trên địa bàn quận Hoàn Kiếm chưa thi công, cả điện lực và viễn thông.
Đối với việc xây dựng kế hoạch hạ ngầm đợt 2 năm 2017, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, Sở đã phối hợp với UBND các quận, Sở TT&TT thống kê đề xuất, trên cơ sở đăng ký của các doanh nghiệp viễn thông, điện lực. Và ngày 4/10/2017, liên ngành Xây dựng – TT&TT đã có tờ trình lãnh đạo UBND Thành phố phê duyệt hạ ngầm 45 tuyến phố trên địa bàn 8 quận nội thành làm cơ sở để các doanh nghiệp thực hiện.
Trong báo cáo mới đây gửi UBND TP.Hà Nội, Sở Xây dựng đã đề nghị lãnh đạo UBND Thành phố phê duyệt danh mục hạ ngầm 45 tuyến phố trên địa bàn 8 quận nội thành đã được liên ngành Xây dựng – TT&TT trình lên.
Với các tuyến công trình ngầm đã được UBND cho phép triển khai đầu tư theo hình thức xã hội hóa, Sở Xây dựng Hà Nội kiến nghị UBND Thành phố chỉ đạo UBND các quận bố trí vốn và khẩn trương cải tạo, chỉnh trang hè đảm bảo đồng bộ và mỹ quan, văn minh đô thị.
Theo kế hoạch, từ nay đến 2018, Hà Nội sẽ hạ ngầm đồng bộ hệ thống đường dây, cáp viễn thông và đường dây điện lực trung, hạ áp tại 162 tuyến phố chính thuộc 4 quận nội thành cũ.
Trong giai đoạn 2018 - 2020, Hà Nội sẽ tiếp tục hạ ngầm tại các tuyến phố trên địa bàn các quận còn lại theo Biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư giữa UBND thành phố Hà Nội với các doanh nghiệp VNPT, Viettel, MobiFone, EVN Hà Nội, FPT Telecom và CMC.
Đặc biệt, theo Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Hà Nội sẽ quản lý chặt chẽ việc thực hiện các dự án hạ ngầm kết hợp với chỉnh trang đô thị, phấn đấu đến năm 2020 hạ ngầm, thanh thải bó gọn và sắp xếp các đường dây cáp đi nổi trên các tuyến phố chính từ đường vành đai 3 trở vào trung tâm thành phố;
Hạ ngầm 100% mạng cáp viễn thông tại các tuyến đường vành đai, khu đô thị mới, các khu đô thị vệ tinh, khu công nghiệp, cụm khu công nghiệp, khu dân cư mới và khu vực các tuyến đường xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Giá kim loại đồng ngày 2/4: tiếp tục giảm sâu

Giá kim loại đồng ngày 2/4: tiếp tục giảm sâu

02 Apr, 07:31 AM

Kinhtedothi - Giá đồng giảm xuống mức thấp nhất trong gần 3 tuần, hướng đến phiên giảm thứ 5 liên tiếp do sự không chắc chắn về thuế quan của Mỹ lấn át dữ liệu tích cực từ quốc gia tiêu thụ kim loại hàng đầu là Trung Quốc.

Giá thép hôm nay 2/4: phục hồi trở lại

Giá thép hôm nay 2/4: phục hồi trở lại

02 Apr, 07:25 AM

Kinhtedothi - Ngày 2/4, thị trường trong nước giữ nguyên giá bán; quặng sắt Đại Liên đạt mức cao nhất trong gần một tháng do nhu cầu tăng cao của Trung Quốc.

Kỳ vọng một không gian xứng tầm

Kỳ vọng một không gian xứng tầm

02 Apr, 05:47 AM

Kinhtedothi - Trong thiết kế đô thị, quảng trường là một phần không thể thiếu, đóng vai trò quan trọng trong việc nhận diện đô thị. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa dẫn đến việc nhiều quảng trường bị tác động, ảnh hưởng tới không gian, kiến trúc, môi trường. Theo các chuyên gia, tại Hà Nội, việc đầu tư chỉnh trang, cải tạo các quảng trường là cần thiết.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ