Hà Nội đã ứng phó kịp thời với lũ trên sông Bùi

Trọng Tùng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sáng 20/6, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT & TKCN) năm 2018; triển khai nhiệm vụ năm 2019.

Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng – Trưởng Ban Chỉ đạo T.Ư về PCTT, đại diện các bộ ngành và lãnh đạo 63 tỉnh, TP. Tại đầu cầu Hà Nội, Phó Chỉ tịch Thường trực UBND TP Nguyễn Văn Sửu và đại diện nhiều sở ngành cũng có mặt tham dự. Tại hội nghị trực tuyến, Hà Nội đã có báo cáo tham luận về công tác ứng phó với lũ lịch sử trên sông Bùi. 
Theo Ban Chỉ huy PCTT và TKCN TP, sông Bùi đoạn qua địa phận huyện Chương Mỹdài khoảng 23km, chia huyện Chương Mỹ thành 2 vùng: Vùng tả Bùi với diện tích vùng bảo vệ khoảng 28.000ha, số dân được bảo vệ 596.000 người; vùng hữu Bùi có diện tích 6.500ha, số dân được bảo vệ 75.000 người; trong vùng hữu sông Bùi còn có một số nhánh suối nhỏ chảy từ phía Tây đổ về sông Bùi như suối Cầu Tây, suối Vàng... Sông Bùi làm nhiệm vụ ngăn lũ rừng ngang và lũ nội địa đổ về.
 Hộ đê sông Bùi trong mùa mưa lũ năm 2018
Hai năm liên tiếp (năm 2017, 2018) đã xuất hiện lũ lớn trên sông Bùi và vượt lũ lịch sử: Năm 2008 (7,41m), năm 2017 (7,14m), năm 2018 (7,51m). Cụ thể, đợt mưa lũ từ ngày 10 đến 12/10/2017, mực nước sông Bùi lên cao, đạt đỉnh 7,14m (vượt báođộng IIIlà 14cm); đã gây ngập lụt nghiêm trọng cho huyện Chương Mỹ, gây thiệt hại nghiêm trọng (2 người chết; 1214 nhà ở bị thiệt hại, 7077 nhà bị ngập nước, 1435 nhà phải di dời khẩn cấp…
Đợt mưa lũ từ 18/7 đến ngày 30/7/2018, mực nước sông Bùi vượt mức lịch sử, đạt đỉnh 7,51m (vượt báođộng IIIlà 51cm); đã gây ngập lụt nghiêm trọng cho huyện Chương Mỹ, ảnh hưởng cho hơn 3.034 hộ với 12.136 nhân khẩu; nhiều xã bị ngập, thời gian ngập lụt kéo dài (khoảng 20 ngày); thiệt hại do đợt mưa lũ gây ra: về cây trồng 10.085 ha; tổng số lượng con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi là 120.696 con; thủy sản 1.886ha; và nhiều công trình bị hư hỏng…
Để ứng phó với mưa lũ, TP Hà Nội đã huy động trên 1.300 cán bộ, chiến sỹ của các đơn vị quân đội đóng chân trên địa bànvà nhiều loại phương tiện (xe tải, xe cứu thương, xuồng máy) tham gia cứu hộ. Riêng ngày 30/7/2018 (thời điểm lũ sông Bùi lên đỉnh), đã huy động trên 600 cán bộ chiến sỹ, cùng đông đảo lực lượng dân quân và Nhân dân các xã dọc tuyến đê tả Bùi tham gia hộ đê chống tràn bảo vệ thành công và đảm bảo an toàn cho các điểm đê xung yếu dài 3.500m. UBND các xã, thị trấn phối hợp với lực lượng công an, quân đội hỗ trợ nhân dân kê kích tài sản, tổ chức sơ tán Nhân dân đến địa điểm an toàn; hướng dẫn nhân dân đi lại, không để xảy ra đuối nước, đảm bảo an toàn về điện…
Về công tác cứu trợ đảm bảo đời sống nhân dân, đã kịp thời cung cấp hàng hóa, nhu yếu phẩm thiết yếu hỗ trợ cho nhân dân vùng bị ngập úng của 10 xã, thị trấn (nước uống đóng chai, máy lọc nước, mỳ tôm, sữa tươi, bánh, lương khô, gạo, thịt khô, trứng, muối, nến, đến pin, bột lọc nước, bột giặt, áo phao, tiền mặt….TP đã trích 1.912.810.000 đồng từ nguồn kính phí Quỹ Phòng, chống thiên tai của Hà Nội hỗ trợ, cứu trợ đảm bảo đời sống nhân dân vùng bị úng ngập tại huyện Chương Mỹ và Quốc Oai); cử các đội y tế xuống địa bàn sẵn sàng cấp cứu, phòng thương tích và thực hiện việc khám chữa bệnh cho nhân dân; đồng thời thực hiện ngay các biên pháp tiêu độc, khử trùng, thu gom rác thải, đảm bảo vệ sinh môi trường, không đê xảy ra dịch bệnh sau nước rút.
Song song với việc cứu trợ, đảm bảo đời sồng Nhân dân, đã thành lập ngay các Đoàn thống kê, đánh giá tình hình thiệt hại, xây dựng cơ chế, chính sách, lên phương án hỗ trợ, khắc phục hậu quả, phục hồi sản xuất sau úng ngập; triển khai ngay xử lý cấp bách, khắc phục sự cố đê điều, công trình thủy lợi.
Theo đánh giá chung, trong hai đợt ứng phó với đợt mưa lũ lịch sử trên sông Bùi, từ TP đến cơ sở đã chủ động triển khai ứng phó hiệu quả; đã tập trung chỉ đạo, huy động nguồn lực, cơ sở vật chất, lực lượng cán bộ… thực hiện cácbiện pháp trong điều kiện của TP trên tinh thần quyết liệt, khẩn trương cao độ. Nhờ đó, đã hạn chế được tối đa các thiệt hại về người, tài sản của nhà nước và của Nhân dân. Đặc biệt, Hà Nội không để xảy ra vỡ đê, không có người bị đói, rét, không để xảy ra dịch bệnh, an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, sản xuất kinh doanh sớm trở lại hoạt động bình thường.
Tính từ đầu năm 2019 đến nay, trên địa bàn Hà Nội xảy ra 107 vụ việc, trong đó, 94 vụ hoả hoạn, 3 vụ cháy rừng và thiên tai, 2 vụ sập đổ công trình, 8 vụ tìm kiếm cứu nạn. Tổng lực lượng, phương tiện tham gia khắc phục hậu quả là 3.440 lượt người và 332 lượng phương tiện. Cụ thể, lực lượng phương tiện của Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội là 1.598 lượt người và 5 phương tiện. Các đơn vị quân đội trên địa bàn là 518 người và 3 phượng tiện. Cảnh sát phòng cháy chữa cháy Hà Nội là 318 lượt người và 6 phương tiện. 
Tổng hợp từ đầu năm 2019 đến nay, các sự cố và thiên tai đã khiến 22 người chết, 17 người bị thương. Bên cạnh đó, 7.000m2 nhà, xưởng và 1,32ha rừng bị cháy. 26 phương tiện các loại bị hư hỏng. Thiệt hại về tài sản theo tính toán khoảng 30 tỷ đồng.
Đối với nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2019, đại diện Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP đề nghị các sửo ngành, quận, huyện, thị xã tiếp tục đánh giá tình hình; rà soát điều chỉnh bổ sung kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn bảo đảm sát thực tế. Thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” trong phòng, chống thiên tai, bảo đảm tính khả thi trong tổ chức thực hiện. Đồng thời, chú trọng lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần