Hà Nội: Đầu tư nước ngoài đứng đầu cả nước sau hơn 30 năm mở cửa

Nha Trang - Thanh Hải
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Đầu tư nước ngoài của Hà Nội ước đạt 6,5 tỷ USD, lần đầu tiên đứng đầu cả nước sau hơn 30 năm mở cửa và hội nhập.

Tại Kỳ họp thứ 7 HĐND TP Hà Nội khóa XV ngày 4/12/2018, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Doãn Toản đã báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2018, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2019 của TP Hà Nội.
20/20 chỉ tiêu đạt kế hoạch

Báo cáo của UBND TP Hà Nội cho biết, năm 2018, tất cả 20/20 chỉ tiêu phát triển KT-XH dự kiến đều đạt và vượt kế hoạch, trong đó, thu ngân sách trên địa bàn vượt 0,2% dự toán. Cụ thể, tổng thu NSNN ước thực hiện là 238.793 tỷ đồng, đạt 100,2% dự toán (tăng 12,5% so với cùng kỳ).
 Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Doãn Toản đã báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2018, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2019 của TP Hà Nội.
Chi ngân sách địa phương ước thực hiện năm 2018 là 87.348 tỷ đồng, đạt 91,7% dự toán, trong đó: Chi đầu tư phát triển là 38.081 tỷ đồng, đạt 90,4% dự toán; Chi thường xuyên là 43.282 tỷ đồng, đạt 98,2% dự toán. Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu các khoản chi theo hướng tiếp kiệm chi thường xuyên để dành nguồn cho đầu tư phát triển, tỷ trọng chi thường xuyên giảm còn 50,8% (năm 2017 là 53,5%; 2016 là 55,5%).
Đáng chú ý, 8 chỉ tiêu kinh tế xã hội của Thành phố vượt kế hoạch. Đó là kim ngạch xuất khẩu tăng 21,6%, kế hoạch là 7,5-8%; Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm 0,3%, kế hoạch là 0,1%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 63,18%, kế hoạch là 62%; Số trường công lập đạt chuẩn quốc gia tăng thêm 90 trường, kế hoạch là 80 trường; Tỷ lệ dân số được cung cấp nước sạch khu vực nông thôn đạt 55,5%, kế hoạch là 55%; Số xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới tăng thêm 30 xã, kế hoạch là 26 xã; Giảm tỷ lệ hộ nghèo so với năm trước, Tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 86,5%, kế hoạch là 85,3%...

Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh

Báo cáo của UBND TP Hà Nội cũng cho biết, tổng vốn đầu tư xã hội của TP Hà Nội năm 2019 ước thực hiện 340,8 nghìn tỷ đồng, tăng 10,6% (kế hoạch là 10,5-11%). Đầu tư nước ngoài ước đạt 6,5 tỷ USD, lần đầu tiên đứng đầu cả nước sau hơn 30 năm mở cửa và hội nhập. Trong 3 năm 2016-2018 thu hút được gần 13,25 tỷ USD, bằng 2,12 lần giai đọạn 2011-2015.

Hoạt động tín dụng, ngân hàng trên địa bàn phát triển ổn định, đảm bảo nguồn vốn cho đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng. Đến 31/12/2018, tổng nguồn vốn huy động của các to chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn dự kiến đạt 3,09 triệu tỷ đồng, tăng 17,43% So với thời điểm 31/12/2017; Tổng dư nợ tín dụng của các TCTD trên địa bàn đạt 1,87 triệu tỷ đồng, tăng 16,92% so với thời điểm 31/12/2017. Tỷ lệ nợ quá hạn được kiểm soát ở mức 2,4% tổng dư nợ.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân ước tăng 4,15% - 4,30% (năm 2016 là 3,0%; năm 2017 là 3,01%). CPI tăng diễn ra chủ yếu từ tháng 7/2018 và do tăng giá ở các nhóm hàng vận tải, nhà ở và vật liệu xây dựng, thuốc và dịch vụ y tế, lương thực.
 Toàn cảnh kỳ họp
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 7,37% (cách tính cũ là 8,56%), cao hơn các năm trước (2016 là 7,15%; 2017 là 7,31%); Các ngành đều duy trì tốc tăng trưởng khá. Tăng trưởng kinh tế GRDP tăng 7,37% - cao nhất trong 3 năm trở lại đây; Cơ câu kinh tế chuyến dịch đúng hướng: tăng tỷ trọng ngành dịch vụ và công nghiệp xây dựng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Khách du lịch tiếp tục tăng ở mức cao; khách quốc tế ước đạt 5,74 triệu lượt, tăng 16%, về đích trước 02 năm chỉ tiêu thu hút khách du lịch quốc tế.

Thành phố cũng cơ bản hoàn thành Chương trình trồng 1 triệu cây xanh; Chỉ đạo trồng cây xanh, chỉnh trang đô thị có nhiều đối mới, tiết kiệm, giảm chi phí duy tu và đảm bảo bền vững; Diện tích phủ xanh của Thành phố không ngừng tăng, tạo cảnh quan và giảm tác động của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường; Phát huy kết quả đạt được,Thành phố tiếp tục chỉ đạo trồng thêm 600 nghìn cây cho giai đoạn 2019- 2020.

Công tác đối ngoại đạt nhiều kết quả nổi bật và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, đối ngoại nhân dân; Hiệu quả công tác đối ngoại được nâng cao. Trong 3 năm 2016-2018, Thành phố đã ký 20 thỏa thuận quốc tế. Vai trò, vị trí của Thủ đô trong hoạt động đối ngoại được khẳng định, mở ra nhiều cơ hội hợp tác kinh tế, văn hóa, thương mại, đầu tư và du lịch.

Quản lý đô thị được đẩy mạnh; công tác chiếu sáng, chỉnh trang đường phố được đổi mới; quản lý hè phố, vệ sinh môi trường được duy trì tốt, ứng dụng CNTT được quan tâm, từng bước hình thành các điều kiện xây dựng dữ liệu lớn và thành phố thông minh.

Căn cứ mục tiêu tăng trưởng của cả nước (6,6-6,8%), Kế hoạch phát triển KT- XH 5 năm 2016-2020 và tình hình, kết quả đạt được năm 2018, UBND TP Hà Nội đã xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH năm 2019 với mục tiêu cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh; khuyến khích đối mới sáng tạo, khởi nghiệp; phát triển doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng. Tiếp tục tái cơ cấu các ngành kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Thực hiện tốt hơn nữa công tác quản lý quy hoạch, xây dựng đô thị, xây dựng nông thôn mới gắn với quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường. Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành, từng bước xây dựng thành phố thông minh…

Xem toàn văn Báo cáo Tại đây

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần