"Kinh tế Thủ đô phát triển tương đối toàn diện, tăng trưởng khá cao, với sự góp mặt của nhiều tập đoàn lớn của thế giới, Hà Nội đang dần khẳng định mình là TP đáng trải nghiệm, là trung tâm du lịch mới nổi của ASEAN. Hà Nội có kết quả tốt trong xây dựng chính phủ điện tử, hướng đến một nền hành chính phi giấy tờ. EuroCham mong muốn hỗ trợ Hà Nội kết hợp phát triển kinh tế với duy trì bảo tồn sinh thái; hướng tới mô hình đô thị thông minh trong khu vực." - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp châu Âu tại Việt Nam – EuroCham Jens Ruebbert "Những quốc gia, địa phương có thị trường nội địa lớn, công nghệ sáng tạo sẽ chiến thắng. Bên cạnh những điểm tích cực thì thực chất môi trường đầu tư, việc cần làm ngay là đổi mới sáng tạo và nhanh chóng tiếp cận Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Sự chuyển giao công nghệ sẽ không chỉ tới với các NĐT nước ngoài mà cả với những DN nội địa. Và Hà Nội đang có lợi thế, chuyển biến mạnh về CNTT." - Giám đốc điều hành BCG Christopher |
Hà Nội – điểm sáng 30 năm thu hút đầu tư FDI
Kinhtedothi - Có 56% các DN nước ngoài hài lòng khi kinh doanh tại Hà Nội so sánh với tỷ lệ 67,6% các DN nước ngoài hài lòng khi kinh doanh tại Việt Nam.
Bài 2: Điểm đến đầy triển vọng của nhà đầu tư
Mảnh đất nhiều tiềm năng
Hà Nội có nhiều lợi thế để thu hút vốn từ DN nước ngoài. Với vai trò là Thủ đô, Hà Nội có nhiều ưu thế hơn các địa phương khác trên các khía cạnh như vị trí địa lý, giao thông thuận tiện, là trung tâm giao thương khu vực phía bắc, có nguồn nhân lực trí tuệ cao, tiềm năng thị trường lớn… có sức ảnh hưởng không nhỏ tới các tỉnh, TP lân cận; Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 5 năm qua luôn đạt trên 8 - 10%, chiếm 13% của cả nước, tỷ lệ thu ngân sách gần 20% cả nước, có số DN lớn nhất cả nước…
Đánh giá về tiềm năng phát triển của Hà Nội trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Phó Trưởng ban Kinh tế T.Ư Cao Đức Phát từng nhấn mạnh, Hà Nội là trung tâm kinh tế, công nghiệp thương mại, dịch vụ, du lịch... là đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế lớn nhất nước. Hạ tầng đô thị không ngừng được đầu tư nâng cấp, hệ thống kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông, điện, nước, nhà ở... được triển khai xây dựng đồng bộ, kết nối với tuyến giao thông đối ngoại, tạo động lực thu hút FDI, đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà đầu tư (NĐT).Dự kiến, đến năm 2030, dân số TP Hà Nội đạt khoảng 9 - 9,2 triệu người, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 65 - 68%. Đặc biệt, Hà Nội đang triển khai thực hiện Thành phố thông minh, khu đô thị sáng tạo: Phát triển hạ tầng đường sắt, hệ thống đường vành đai, hệ thống trục hướng tâm, bãi đỗ xe và giao thông công cộng; Xây dựng đô thị với các đô thị vệ tinh theo hướng đô thị xanh - sạch - đẹp; Giải quyết các vấn đề liên quan đến nước, xử lý rác thải; Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn… Đây sẽ là cơ hội rất lớn cho NĐT muốn tham gia phát triển vào các lĩnh vực, dự án của TP.Quan tâm cải thiện môi trường đầu tưĐể trở thành một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư như hiện nay, bên cạnh những tiềm năng, thuận lợi về vị trí, về dân số… Hà Nội đã luôn chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, cải thiện môi trường đầu tư, tích cực cải cách hành chính và luôn lắng nghe, đồng hành cùng DN. Công tác cải cách hành chính, được chính quyền tỉnh thực hiện quyết liệt, triệt để ở tất cả các cấp, các ngành.
Chủ tịch UBNDTP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, Hà Nội xác định rõ phải cải thiện môi trường đầu tư, đã đặt ra chỉ tiêu phấn đấu cụ thể về số thủ tục hành chính, thời gian thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu, thời gian khởi sự kinh doanh.Song song với việc cải thiện môi trường đầu tư, cải cách các thủ tục hành chính, Hà Nội tích cực triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, ký kết hợp tác đầu tư với các thị trường tiềm năng. Hà Nội là địa phương sớm nhất cả nước thành lập và duy trì liên tục hoạt động Ban Chỉ đạo Hội nhập kinh tế quốc tế TP Hà Nội. Đến nay, Hà Nội có quan hệ hữu nghị và hợp tác với gần 100 Thủ đô, TP lớn trên thế giới; trong đó đã ký thỏa thuận hợp tác với 61 Thủ đô, TP các nước; có quan hệ kinh tế thương mại với 187 quốc gia và vùng lãnh thổ. Triển khai các chương trình, hoạt động đối ngoại kinh tế của TP, kết nối các tập đoàn, công ty và các đối tác quốc tế làm việc với TP Hà Nội về các chương trình dự án hợp tác đầu tư…Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cho rằng, với những thay đổi cụ thể, từ đơn giản hóa thủ tục hành chính đến việc cập nhật các thông tin về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đều được công bố rộng rãi… tạo cầu nối giữa chính quyền, DN, doanh nhân TP với các NĐT nước ngoài. Qua 3 Hội nghị thu hút đầu tư, TP Hà Nội đã đạt được những kết quả vượt bậc trong thu hút FDI 3 năm gần đây, cụ thể: Riêng 2 năm 2016 - 2017 và 9 tháng 2018, thu hút được 12,8 tỷ USD, bằng 59% tổng số vốn đầu tư đã thu hút trong giai đoạn 1986 - 2015.Các chỉ số PCI (năng lực cạnh tranh cấp tỉnh), Chỉ số PAPI (hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh), Chỉ số PAR INDEX (cải cách hành chính), Chỉ số SIPAS (Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính)… đều tăng, với mục tiêu phục vụ cho quá trình hoạch định và thực thi chính sách, đáp ứng nhu cầu phát triển. Theo đánh giá của Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc, đó là kết quả đánh giá chính xác bởi Hà Nội đã có nhiều đổi mới trong cải cách hành chính, đặc biệt coi trọng kỷ cương, kỷ luật hành chính, bảo đảm tập trung, dân chủ, trách nhiệm, hiệu quả, đã góp phần cải thiện hình ảnh của Hà Nội trong mắt các NĐT, các DN trong và ngoài nước. (còn nữa)