80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội: Giá thuê văn phòng hạng A và B tăng trong quý I/2020

Kinhtedothi - Mặc dù đại dịch Covid-19 đang có tác động tiêu cực đến toàn thị trường BĐS, nhưng tại Hà Nội trong quý I đã ghi nhận sự tăng giá của phân khúc văn phòng do thiếu nguồn cung.
Phân khúc văn phòng tại Hà Nội tăng giá.
Số liệu tổng hợp của một số công ty phân tích thị trường cho thấy, tại Hà Nội, trong quý I/2020 giá thuê văn phòng hạng A và B ghi nhận mức giá nhích nhẹ 0,6% so với quý IV/2019 và tăng 5,8% so với cùng kỳ 2019. Do nguồn cung giới hạn, nhiều tòa nhà vẫn tiếp tục điều chỉnh giá tăng nhẹ.
Đáng chú ý, quý I cũng ghi nhận tốc độ tăng giá ở hạng A cao hơn hạng B (hạng B gần như không tăng), trong khi ở các quý trước, hạng B đạt được tốc độ tăng giá tốt hơn hạng A, nguyên nhân đến từ việc nguồn cung hạng A khan hiếm và tỉ lệ hấp thụ ròng trong quý vẫn khá tốt.
Mặc dù trong quý không có thêm nguồn cung mới cho phân khúc văn phòng, nhưng lượng hấp thụ ròng trong quý I đạt xấp xỉ 12.900m2, tương đối cao trong bối cảnh dịch bùng phát gần đây.
Tuy nhiên, nên lưu ý lượng hấp thụ ròng ghi nhận trong quý chủ yếu nhờ vào các giao dịch đã diễn ra trước dịch và phần lớn đến từ tòa nhà mới hoàn thành ThaiHolding, do tòa nhà có thể đáp ứng đa dạng nhu cầu về kích thước thuê. Nhờ có tòa nhà mới, phân khúc hạng A cũng ghi nhận lượng hấp thụ ròng lớn hơn phân khúc hạng B trong quý.
Theo đại diện của Công ty JLL Việt Nam, phân khúc hạng B tiếp tục dẫn đầu tổng nguồn cung sàn văn phòng, chiếm gần 66% tổng cung, chủ yếu tập trung tại quận Cầu Giấy. Ở phân khúc hạng A, Hoàn Kiếm vẫn là quận cung cấp nguồn cung lớn nhất, tuy nhiên, quận Ba Đình, với sự gia nhập thị trường của tòa Capital Place vào nửa sau 2020, sẽ sớm vươn lên bắt kịp quận Hoàn Kiếm về tổng nguồn cung tính theo khu vực.
Các chuyên gia nhận định thị trường văn phòng chưa phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ Covid-19, nhưng dự báo, thị trường sẽ tiếp nhận những ảnh hưởng gián tiếp từ đại dịch trong những tháng sau, do nền kinh tế đình trệ.
Cùng với dự đoán về giảm tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và thế giới, nguồn cầu tương lai có thể giảm sút so với dự báo thời gian trước, do các công ty thắt chặt chi tiêu. Điều này có thể sẽ khiến một số tòa nhà phải cân nhắc các chính sách thuê linh hoạt, hấp dẫn nhằm thu hút và hỗ trợ khách hàng.
Về triển vọng thị trường trong thời gian tới, một số chuyên gia dự báo, phân khúc hạng B sẽ chịu ảnh hưởng nhiều hơn hạng A, do áp lực cạnh tranh cao đến từ nguồn cung phong phú trong phân khúc này, cũng như khách thuê văn phòng hạng B thường nhạy cảm với biến động kinh tế hơn hạng A.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chính phủ ban hành Nghị quyết gỡ vướng quy hoạch phân khu sau sắp xếp đơn vị hành chính

Chính phủ ban hành Nghị quyết gỡ vướng quy hoạch phân khu sau sắp xếp đơn vị hành chính

18 Jul, 08:55 PM

Kinhtedothi - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 66.1/2025/NQ-CP ngày 18/7/2025 quy định xử lý khó khăn, vướng mắc về việc lập mới, điều chỉnh và phê duyệt quy hoạch phân khu đối với khu vực hình thành đô thị khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.

Làng nghề vật liệu truyền thống giữa “bão” công nghệ xanh

Làng nghề vật liệu truyền thống giữa “bão” công nghệ xanh

18 Jul, 05:02 AM

Kinhtedothi - Là một phần không thể thiếu trong dòng chảy phát triển đô thị, các làng nghề vật liệu xây dựng (VLXD) truyền thống ở Hà Nội từng đóng vai trò quan trọng trong cung ứng gạch ngói, vôi vữa và các sản phẩm thủ công phục vụ xây dựng. Tuy nhiên, trước làn sóng công nghệ xanh và yêu cầu ngày càng cao về bảo vệ môi trường, các làng nghề này đang phải đứng trước lựa chọn đổi mới hoặc bị đào thải.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ