Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội: Học sinh thích thú với khu trải nghiệm cùng di sản tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Kinhtedothi - Chiều 15/11, tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) diễn ra sự kiện ra mắt Khu trải nghiệm cùng di sản để phục vụ “Chương trình giáo dục di sản theo phương pháp mới”.
Các đại biểu tham dự lễ ra mắt.
“Khu trải nghiệm cùng di sản” là địa điểm hoạt động, trải nghiệm của nhóm học sinh đi theo lớp hoặc trẻ em đi theo gia đình và cũng là nơi dành cho khách tham quan thăm hoạt động trải nghiệm, tìm hiểu chuyên sâu về di sản.
Không gian này được trang bị đầy điều kiện phù hợp cho các hoạt động giáo dục di sản: Bàn, ghế cho các hoạt động của sinh như vẽ, nặn... và các thiết bị hiện đại: Máy tính, máy chiếu, ipad... phục vụ cho các hoạt động chiếu phim, clip về Văn Miếu - Quốc Tử Giám, về lịch sử khoa cử Việt Nam, cũng có thể phục vụ việc trình chiếu, thuyết trình của các em học sinh. “Khu trải nghiệm cùng di sản” còn có hệ thống pano để các em tổ chức các cuộc trưng bày nhỏ, góc lưu giữ cảm xúc với các tấm thẻ...
Không gian khu vực trải nghiệm được trang trí bằng bức tranh Vinh quy bái tổ trên tường và các họa tiết trang trí trên bút lông bằng đá ở nhà Thái học xưa.
“Chương trình giáo dục di sản theo phương pháp mới” đã được Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám triển khai từ năm 2016, Chương trình có nội dung chú trọng định hướng cho học sinh hiệu di sản và nhận thức được các giá trị đa dạng của Văn Miếu - Quốc Tử Giám, gắn kết lịch sử với đời sống đương đại bằng những phương pháp giáo dục mới, hiện đại.
Học sinh đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám có thể học nhiều khía cạnh về lịch sử, truyền thống hiếu học, kiến trúc, mỹ thuật, phong tục tập quán. Đến nay, Chương trình đã xây dựng được gần 20 chủ đề giáo dục theo lứa tuổi, cấp học, tích hợp với kiến thức trên lớp như: Mãnh hổ hạ sơn, Lớp học xưa, Khám phá kiến trúc cổ, Đánh giá môi trường di tích, Vinh quy bái tổ, Khám phá bia Tiến sĩ, Sách và mộc bản, Ơ kìa con nghê.... Mỗi chủ đề là một bài học về di sản sinh động và mang nhiều ý nghĩa.
Các đại biểu cắt băng ra mắt Khu trải nghiệm cùng di sản để phục vụ thực hiện ''Chương trình giáo dục di sản theo phương pháp mới'' ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám và Phòng trưng , phẩm lưu niệm tại nhà Hữu vu, khu điện Đại Thành, di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Phòng trưng bày các sản phẩm lưu niệm đặc trưng của Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám giới thiệu những quà lưu niệm được thiết kế công phu và chế tác bởi các nghệ nhân của các làng nghề của Thủ đô Hà Nội.
Triển khai các nhiệm vụ của Chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và hưởng ứng sự kiện Hà Nội tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO, Trung tâm Hoạt động VHKH Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã phối hợp với các nhà thiết kế, các nghệ nhân, làng nghề của Thủ đô Hà Nội nghiên cứu, thiết kế và sản xuất 25 sản phẩm quà lưu niệm với 44 mẫu của Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Các sản phẩm được thiết kế theo hướng làm nổi bật các giá trị của di tích, cả về lịch sử, giáo dục, kiến trúc, thẩm mỹ...; có tính ứng dụng cao; kết hợp giữa yếu tố hiện đại của công nghệ và giá trị thẩm mỹ của văn hóa truyền thống. Đặc biệt, các sản phẩm được sản xuất từ bàn tay tài hoa của các nghệ nhân đến từ các làng nghề của Hà Nội, chất liệu thân thiện với môi trường.
Theo ông Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm Hoạt động VHKH Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Đây là những bước đi đầu tiên của Văn Miếu - Quốc Tử Giám để hướng tới gắn di sản với phát triển du lịch bền vững, làm cho di sản mang hơi thở cuộc sống đương đại và trở thành một trung tâm sáng tạo văn hóa.
Học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm ngay sau lễ ra mắt.
Được biết, các hoạt động giáo dục di sản theo phương pháp mới tại di tích chú trọng tăng cường các hoạt động trải nghiệm, tương tác. Học sinh được tham gia các hoạt động trải nghiệm mang tính chủ động, tích cực, sáng tạo thông qua một khung chương trình do cán bộ di tích thiết kế theo 3 bước cụ thể là trước tham quan, trong tham quan và sau tham quan.
Trước tham quan là hoạt động do giáo viên tổ chức tại lớp học, giúp học sinh chuẩn bị các thông tin (về di tích) trước chuyến thăm quan, trải nghiệm tại di tích; gắn kết di sản với chương trình của học sinh.
Trong tham quan là hoạt động tại di tích: Cán bộ giáo dục hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động trải nghiệm đã được thiết kế theo chủ đề.
Sau tham quan: Học sinh sẽ tự sáng tạo những sản phẩm của mình từ những kiến thức đã thu nhận được tại di tích. Đây là hoạt động đòi hỏi sự sáng tạo của cả học sinh và thầy cô giáo. Giáo viên định hướng và khéo léo, linh hoạt bố trí, sắp xếp đủ thời gian để giúp học sinh có được những sản phẩm sáng tạo sau một chuyến thăm quan trải nghiệm.
Một số hình ảnh tại lễ ra mắt trong buổi chiều 15/11:
Học sinh tham gia thuyết trình sau khi trải nghiệm tại Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Nhiều em nhỏ hứng thú với những trại nghiệm tại Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám
 
 
Một em nhỏ cùng phụ huynh tham gia trải nghiệm
Nhiều đồ vật lưu niệm về Khu Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám
 
 
 
 
 
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Công an phường Hải Châu: Phát huy vai trò nòng cốt, giữ vững an ninh tại trung tâm thành phố

Công an phường Hải Châu: Phát huy vai trò nòng cốt, giữ vững an ninh tại trung tâm thành phố

12 Jul, 10:01 PM

Kinhtedothi - Ngày 12/7, Đảng bộ Công an phường Hải Châu (Đà Nẵng) tổ chức Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là Đại hội đầu tiên kể từ khi Đảng bộ được thành lập trên cơ sở sáp nhập 5 Chi bộ Công an các phường: Hải Châu 1, Phước Ninh, Thạch Thang, Thuận Phước và Thanh Bình, theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp.

Hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên

Hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên

12 Jul, 04:31 PM

Kinhtedothi - Ngày 12/7, nhân dịp Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên và tặng quà người có công với cách mạng.

An ninh nhân dân - Lá chắn thép giữ vững bình yên Tổ quốc

An ninh nhân dân - Lá chắn thép giữ vững bình yên Tổ quốc

12 Jul, 09:53 AM

Kinhtedothi - Trải qua 79 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng An ninh nhân dân luôn là thanh kiếm sắc bén, lá chắn vững chắc của Đảng, Nhà nước và Nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Tỉnh Hưng Yên: bước chuyển mạnh mẽ từ hợp nhất hành chính

Tỉnh Hưng Yên: bước chuyển mạnh mẽ từ hợp nhất hành chính

12 Jul, 09:51 AM

Kinhtedothi - Ngày 1/7/2025, hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình chính thức hợp nhất, mở ra một chương phát triển mới cho vùng đất giàu truyền thống lịch sử và cách mạng. Với tên gọi chung là tỉnh Hưng Yên, địa phương này đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2035, hướng tới một không gian phát triển bền vững, hiện đại và thông minh.

Sôi nổi Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Ninh Bình

Sôi nổi Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Ninh Bình

11 Jul, 11:10 PM

Kinhtedothi - Chiều 11/7, tại xã Phát Diệm, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Bình tổ chức Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, chào mừng 80 năm Ngày truyền thống Công an Nhân dân và 20 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ