Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội: Không áp dụng phương pháp vô cảm gây tê vùng trong mổ lấy thai

Kinhtedothi - Ngày 19/8, Sở Y tế Hà Nội đã có công văn yêu cầu các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không áp dụng phương pháp vô cảm gây tê vùng trong mổ lấy thai.
Ảnh minh họa. Nguồn internet.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế tại công văn 4519/BYT-BM-TE về việc sử dụng phương pháp vô cảm gây tê vùng trong mổ lấy thai, ngày 19/8/2019, Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong và ngoài công lập nghiêm túc thực hiện.
Theo đó, Sở Y tế yêu cầu các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không áp dụng phương pháp vô cảm gây tê vùng trong các trường hợp sản phụ có rau tiền đạo, rau bong non, rau cài răng lược, dọa vỡ tử cung, sản giật, suy thai cấp, mổ lấy thai cấp cứu, bệnh lý nhiễm trùng toàn thân, bệnh lý tim mạch, có rối loạn đông máu, có tăng áp lực nội sọ, bệnh lý tim mạch.
Rà soát điều kiện cấp cứu thực tế, trình độ và năng lực chuyên môn của cán bộ; khám đánh giá kỹ tình trạng người bệnh; chuẩn bị sẵn các tình huống cấp cứu có thể xảy ra, tổ chức hội chẩn giữa các bác sĩ sản khoa và bác sĩ gây mê hồi sức trước khi áp dụng phương pháp vô cảm.
Thực hiện đúng các quy trình, quy định chuyên môn kỹ thuật đặc biệt trong việc theo dõi, chăm sóc và xử trí tai biến sản khoa trong và ngay sau đẻ nhằm đảm bảo an toàn nhất cho người bệnh.
Trước đó, ngày 4/6/2019, Bộ Y tế đã có văn bản 3105/BYT-BM-TE chấn chỉnh việc sử dụng phương pháp vô cảm trong mổ lấy thai. Sở Y tế Hà Nội cũng đã có văn bản 2376/SYT-NVY ngày 7/6/2019 yêu cầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong và ngoài công lập trực thuộc ngành nghiêm túc thực hiện.
Mặc dù, Bộ Y tế đã ban hành các văn bản chỉ đạo, chấn chỉnh việc áp dụng phương pháp vô cảm trong mổ lấy thai, tuy nhiên trong thời gian gần đây, một số địa phương vẫn xảy ra các trường hợp tử vong bà mẹ và trẻ sơ sinh có liên quan đến tai biến sau thủ thuật vô cảm bằng phương pháp gây tê vùng (bao gồm cả gây tê tủy sống đơn thuần trong mổ lấy thai và gây tê ngoài màng cứng để giảm đau trong đẻ).
Chính vì vậy, ngày 6/8/2019, Bộ Y tế tiếp tục có văn bản 4519/BYT-BM-TE chỉ đạo về vấn đề này. Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư chỉ đạo các cơ sở y tế địa phương; giám đốc các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Bộ Công an; các bệnh viện trực thuộc bộ, ngành và bệnh viện ngoài công lập có cung cấp dịch vụ đỡ đẻ có sử dụng phương pháp gây tê vùng nghiêm túc thực hiện các văn bản chỉ đạo của Bộ Y tế, đảm bảo an toàn cho bà mẹ, trẻ sơ sinh.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội không chủ quan, quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết

Hà Nội không chủ quan, quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết

15 Jul, 08:19 PM

Kinhtedothi - Chiều 15/7, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương – Trưởng đoàn kiểm tra của Bộ Y tế đã có cuộc làm việc với TP Hà Nội về công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn TP. Tiếp đoàn có Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Thu Hà - Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch TP.

Phòng, chống dịch bệnh đợt cao điểm phục vụ 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9

Phòng, chống dịch bệnh đợt cao điểm phục vụ 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9

15 Jul, 03:52 PM

Kinhtedothi – Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Kế hoạch số 186/KH-UBND, ngày 14/7/2025 phòng, chống dịch bệnh đợt cao điểm phục vụ các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2025), Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2025) và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 trên địa bàn TP Hà Nội.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ