Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội: ngăn chặn nguy cơ bùng phát bệnh dại

Kinhtedothi - Với tổng đàn chó, mèo lớn, địa bàn rộng và giáp ranh nhiều tỉnh, huyện Sóc Sơn được xem là vùng có nguy cơ bệnh dại cao nhất của Hà Nội. Nhiều giải pháp đã được Sở Nông nghiệp và Môi trường, UBND huyện tích cực triển khai nhằm ngăn chặn nguy cơ bệnh dại.

Xử lý kịp thời các ổ dịch

Theo thống kê của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Sóc Sơn, trên địa bàn huyện hiện có 33.305 hộ nuôi chó, mèo, với tổng đàn lên tới 68.020 con (trong đó có 55.885 con chó và 12.135 con mèo).

Các hộ nuôi chó, mèo chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ, bình quân mỗi hộ nuôi khoảng 2 con. Việc chăn nuôi với mục đích chủ yếu là trông, giữ nhà.

Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện còn có 55 điểm cơ sở kinh doanh, giết mổ chó, mèo với số lượng trung bình mỗi ngày khoảng 155 con và nhiều chợ dân sinh, tự phát có hoạt động buôn bán chó, mèo.

Tiêm vaccine phòng bệnh dại trên đàn chó, mèo tại huyện Sóc Sơn.

Từ đầu năm 2025 đến nay, huyện Sóc Sơn xảy ra 2 ổ dịch dại tại xã Tân Dân và xã Minh Trí vào các ngày 25/2 và 3/3. Ngay sau khi có thông tin, chính quyền các địa phương đã kịp thời thực hiện công tác khống chế ổ dịch, không để lây lan.

Không chỉ tại 2 xã Tân Dân và Minh Trí, từ năm 2024 đến nay, bệnh dại còn được ghi nhận tại hàng chục xã khác trên địa bàn huyện Sóc Sơn. Dù các ổ dịch đều sớm được cơ quan chức năng, chính quyền địa phương khống chế kịp thời, nhưng vẫn để lại nỗi lo lớn đối với người dân.

Bao phủ tiêm vaccine phòng dại

Theo Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Sóc Sơn Hoàng Thị Hà, trong những năm qua, công tác phòng, chống bệnh dại trên đàn chó, mèo được chính quyền địa phương quan tâm, chỉ đạo sát sao.

Từ đầu năm 2025 đến nay, Trung tâm đã tổ chức 1 lớp tập huấn về phòng, chống bệnh dại cho 300 người tham dự, là lực lượng trực tiếp tham gia phòng, chống bệnh dại tại các xã, thị trấn; cấp phát 26.000 tờ rơi tuyên truyền, 52 pano, băng rôn tuyên tuyền bệnh dại tại các điểm tiêm phòng tập trung của các xã, thị trấn.

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Sóc Sơn cũng đã tổ chức 1 đợt tuyên truyền lưu động tại 26 xã, thị trấn trước thời điểm diễn ra công tác tiêm phòng tập trung trong tháng 4/2025. Tính đến nay, toàn huyện đã tổ chức tiêm được gần 15.500 liều vaccine phòng bệnh dại trên chó, mèo, đạt tỷ lệ hơn 30%.

Công tác phòng, chống bệnh dại cũng được chính quyền các địa phương chú trọng. Chủ tịch UBND xã Tân Dân Ngô Thanh Bình cho biết, địa phương đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; ban hành các quyết định thành lập các tổ: Tiêm phòng, phun tiêu độc, bắt chó thả rông, kiểm tra, xử lý vi phạm về chăn nuôi chó, mèo.

Cùng với xã Tân Dân, các xã, thị trấn cũng đã rà soát số lượng chó, mèo chưa tiêm phòng thường xuyên để tổ chức tiêm phòng bổ sung; rà soát vật tư, trang thiết bị, nhân lực, vật lực phục vụ công tác phòng, chống bệnh dại; tăng cường hoạt động của đội bắt chó thả rông; tuyên truyền nhân dân nuôi nhốt chó 100% và tổ chức ký cam kết, lập sổ quản lý chó nuôi…

Đánh giá cao công tác phòng, chống bệnh dại trên đàn chó, mèo của huyện Sóc Sơn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Tạ Văn Tường đồng thời đề nghị chính quyền địa phương tiếp tục quan tâm, thực hiện triệt để bao phủ tiêm vaccine phòng dại trên toàn huyện.

Cùng với giải pháp vaccine, huyện Sóc Sơn cần kiên quyết xử lý vi phạm đối với các hộ chăn nuôi không chấp hành; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác tiêm phòng tại các xã, thị trấn; đẩy mạnh thông tin các quy định của pháp luật đối với người nuôi chó, mèo, đặc biệt là tuyên truyền việc không khuyến khích nuôi chó, mèo tại hộ gia đình…

Trích dẫn
Trích dẫn 1

Khuyến cáo khi bị chó, mèo cắn: Người bị chó, mèo nghi mắc dại cắn hoặc cào, cần rửa ngay vết thương với xà phòng và nước sạch dưới vòi chảy liên tục trong thời gian khoảng 10 - 15 phút, sau đó sát khuẩn bằng cồn 70 độ hoặc các chất sát khuẩn khác để làm giảm thiểu lượng virus dại tại vết cắn. Đồng thời, báo ngay cho UBND cấp xã, trạm y tế, cán bộ phụ trách chăn nuôi - thú y để được hướng dẫn xử lý an toàn.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đưa khoa học - công nghệ trở thành nền tảng phát triển nông nghiệp xanh

Đưa khoa học - công nghệ trở thành nền tảng phát triển nông nghiệp xanh

10 May, 12:54 PM

Kinhtedothi - Ngành nông nghiệp luôn được Đảng, Chính phủ đánh giá là trụ đỡ của nền kinh tế. Với sự phát triển của khoa học - công nghệ (KHCN), đóng góp của lĩnh vực nông nghiệp ngày một gia tăng. Việc tháo gỡ những điểm nghẽn để KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số thực sự trở thành động lực tăng trưởng cho ngành nông nghiệp đang là bài toán đặt ra.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ