Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội: Ngành Xây dựng xảy ra tai nạn lao động nhiều nhất

Kinhtedothi - Số vụ tai nạn lao động (TNLĐ) nghiêm trọng trên địa bàn TP Hà Nội giảm trong năm 2018. Các nạn nhân TNLĐ hầu hết là lao động phổ thông, ký hợp đồng thời vụ dưới 3 tháng không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Ngày 11/4, Ban Tổ chức Tháng hành động An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) TP Hà Nội năm 2019 tổ chức họp về công tác chuẩn bị cho Lễ Phát động Tháng hành động ATVSLĐ TP Hà Nội năm 2019.
Giám đốc Sở LĐTB&XH Hà Nội Khuất Văn Thành cho biết, Tháng ATVSLĐ sẽ nâng cao ý thức cho người sử dụng lao động và người lao động
Tại buổi họp, Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH Hà Nội Nguyễn Hồng Dân thông tin về tình hình tai TNLĐ, bệnh nghề nghiệp năm 2018. Theo đó, năm 2018, trên địa bàn TP Hà Nội xảy ra 369 vụ TNLĐ làm 380 người bị nạn. Cụ thể, có 179 vụ TNLĐ theo hợp đồng lao động làm 188 người bị nạn, trong đó có 31 người chết, 31 người bị thương nặng, 120 người thương nhẹ. 6 vụ tai nạn giao thông được coi là TNLĐ đã xảy ra làm 6 người chết. Cùng với đó là 184 vụ tai nạn lao động không theo hợp đồng lao động làm 192 người bị nạn, khiến 16 người chết và 34 người bị thương nặng.
Năm 2018, số vụ TNLĐ nghiêm trọng (có người chết) giảm 16 vụ, số người chết giảm 13 người, tuy nhiên số người bị thương nặng tăng 1 người  so với năm 2017.
Các vụ TNLĐ vẫn chủ yếu là  tai nạn ngã cao (8 vụ, chiếm 15,1%), đổ đè (4 vụ, chiếm 7,6%), vật rơi từ trên cao (3 vụ, chiếm 5,7%), điện giật (2 vụ, chiếm 3,8%).
Các vụ TNLĐ tập trung trong các ngành có tai nạn cao như: Xây dựng chiếm 39,6%; vận hành, sản xuất điện 5,7%... Nạn nhân của các vụ TNLĐ hầu hết là lao động phổ thông, ký hợp đồng lao động thời vụ dưới 3 tháng không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH Nguyễn Hồng Dân cũng cho biết, trong năm 2018, các đoàn kiểm tra liên ngành đã phát hiện thiếu sót, tồn tại trong công tác ATVSLĐ của các đơn vị, DN  và kiến nghị chấn chỉnh, khắc phục. Các đoàn kiểm tra đã yêu cầu đơn vị, DN tạm đình chỉ 17 máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động vi phạm quy định về an toàn trong quá trình sử dụng.
Đồng thời, xử phạt vi phạm hành chính các đơn vị, DN vi phạm về ATVSLĐ với tổng số tiền 422 triệu đồng. Qua kiểm tra 90 DN đã có 76 kiến nghị, yêu cầu khắc phục ngay những tồn tại, thiếu sót về ATVSLĐ.

Vào 8 giờ ngày 3/5/2019 sẽ diễn ra Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ TP Hà Nội năm 2019, tại Khu Công nghiệp Quang Minh, huyện Mê Linh.

Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2019 có chủ đề Tăng cường đánh giá, quản lý các nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc. Buổi lễ sẽ có sự tham dự của 1.500 đại biểu và các lực lượng công nhân, người lao động, công an, quân đội, y tế.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

12 Jul, 10:32 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi lớp 10 năm học 2025 – 2026 tại Hà Nội dần khép lại, đa số học sinh đã chốt được ngôi trường mình tiếp tục theo học ở bậc THPT. Tuy nhiên, vẫn có số ít em, hoặc đỗ nhiều nguyện vọng, hoặc không đỗ nguyện vọng nào, vẫn đang xuôi ngược tìm kiếm, tính toán để “chốt” trường.

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

12 Jul, 05:01 AM

Kinhtedothi - Giáo dục mầm non là một ngành sư phạm đặc thù bởi đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục chính là trẻ em - những mầm xanh tương lai của đất nước. Tuy là ngành học đòi hỏi nhiều tâm sức và đặc biệt vất vả, nhưng sức hút của nghề này lại vô cùng mạnh mẽ theo cách rất riêng.

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

11 Jul, 09:33 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/7, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?" nhằm nhận diện những điểm nghẽn, thách thức và cơ hội trong quá trình đổi mới giáo dục đại học.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ