Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội: quy định về lập, phê duyệt danh mục, bố trí kinh phí sửa chữa công trình tài sản công

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 34/2025/QĐ-UBND về Quy định về lập, phê duyệt danh mục và bố trí kinh phí sửa chữa công trình tài sản công sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên của ngân sách TP Hà Nội.

Ảnh minh họa. 

Theo Quyết định, 3 đối tượng áp dụng là: (1) Các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội; (2) Các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được ngân sách Thành phố hỗ trợ theo nhiệm vụ Nhà nước giao; (3) Các đơn vị sự nghiệp công lập.

Quyết định này không áp dụng đối với các trường hợp: (1) Sửa chữa công trình trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh thực hiện theo Nghị định của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 01/2020/NĐ-CP ngày 14/5/2020 của Chính phủ và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế; (2) Sửa chữa công trình thuộc lĩnh vực đã có quy định pháp luật chuyên ngành (nếu có) về quản lý kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước để sửa chữa công trình tài sản công.

Về lập, phê duyệt danh mục: Trước ngày 30/6 hằng năm, cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng công trình hoặc đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ sửa chữa công trình lập danh mục dự án sửa chữa công trình tài sản công trong năm kế hoạch tiếp theo gồm các nội dung: khái quát hiện trạng công trình; sự cần thiết, lý do thực hiện; tên dự án, địa điểm; mục tiêu, hiệu quả đầu tư; dự kiến quy mô đầu tư; dự kiến tổng mức đầu tư; dự kiến thời gian triển khai và tiến độ thực hiện; nguồn vốn thực hiện, gửi đơn vị dự toán cấp I tổng hợp, gửi cơ quan chuyên môn về tài chính cùng cấp lấy ý kiến.

Cơ quan chuyên môn về tài chính cùng cấp có ý kiến đối với danh mục đề xuất của các cơ quan, đơn vị về các nội dung sự phù hợp về nguồn vốn thực hiện và tổng kinh phí đề xuất với khả năng cân đối ngân sách.

Thủ trưởng đơn vị dự toán cấp I phê duyệt và chịu trách nhiệm về các nội dung trong Quyết định phê duyệt danh mục của mình với các nội dung: sự cần thiết, lý do thực hiện; tên dự án, địa điểm; mục tiêu, hiệu quả đầu tư; dự kiến quy mô đầu tư; dự kiến tổng mức đầu tư; nguồn vốn đầu tư; dự kiến thời gian triển khai và tiến độ thực hiện dự án và phải đảm bảo tổng mức đầu tư dự kiến của danh mục dự án được phê duyệt phù hợp với khả năng cân đối ngân sách theo ý kiến của cơ quan chuyên môn về tài chính.

UBND xã, thị trấn chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện lập, phê duyệt danh mục dự án theo phân cấp quản lý với nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều này.

Đối với việc sửa chữa công trình có chi phí dưới 500 triệu đồng, đơn vị thực hiện sửa chữa công trình chịu trách nhiệm thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 35 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, không thực hiện lập danh mục theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này.

Về lập, phân bổ, giao dự toán: Tại thời điểm xây dựng dự toán ngân sách hằng năm, căn cứ hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước của cấp có thẩm quyền, đơn vị thực hiện sửa chữa công trình lập dự toán kinh phí thực hiện dự án của năm kế hoạch, gửi đơn vị dự toán cấp I tổng hợp, gửi cơ quan chuyên môn về tài chính cùng cấp trình cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Hồ sơ tài liệu kèm theo khi lập dự toán kinh phí bao gồm: Quyết định phê duyệt danh mục; thuyết minh nội dung, khối lượng công việc dự kiến thực hiện; thời gian thực hiện; dự toán kinh phí trong năm kế hoạch; các hồ sơ, tài liệu khác có liên quan.

Tại thời điểm cơ quan chuyên môn về tài chính hoặc bộ phận tài chính xã, thị trấn tổng hợp, báo cáo UBND các cấp trình HĐND cùng cấp quyết định, phân bổ ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, dự án phải đảm bảo điều kiện về hồ sơ như sau: (1) Trường hợp sửa chữa công trình có chi phí từ 500 triệu đồng trở lên: có Quyết định phê duyệt danh mục và dự toán kinh phí chuẩn bị dự án do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định pháp luật đối với kinh phí chuẩn bị dự án; có Quyết định phê duyệt dự án của cấp có thẩm quyền đối với kinh phí thực hiện dự án; (2) Đối với sửa chữa công trình có chi phí dưới 500 triệu đồng: có kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa được phê duyệt theo quy định.

Về bố trí kinh phí từ nguồn thu phí được để lại theo chế độ quy định để chi thường xuyên; nguồn kinh phí hợp pháp khác: Việc bố trí kinh phí do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm quyết định theo quy định pháp luật về chế độ tự chủ của các cơ quan hành chính nhà nước; cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập và các quy định pháp luật có liên quan.

Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 17/5/2025.

Hà Nội: xử lý, tổ chức xử lý tài sản công là nhà, đất không sử dụng

Hà Nội: xử lý, tổ chức xử lý tài sản công là nhà, đất không sử dụng

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thanh Hóa tăng cường bảo vệ các khu lăng một vua chúa

Thanh Hóa tăng cường bảo vệ các khu lăng một vua chúa

08 May, 04:19 PM

Kinhtedothi - Trước vụ việc lăng mộ vua Lê Túc Tông bị xâm hại, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Thanh Hóa đã có văn bản báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh, đồng thời kiến nghị siết chặt công tác bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa trên toàn địa bàn.

Cán bộ trẻ cùng tiếng Anh bước vào kỷ nguyên vươn mình

Cán bộ trẻ cùng tiếng Anh bước vào kỷ nguyên vươn mình

07 May, 02:40 PM

Kinhtedothi - Cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho cán bộ trẻ lần thứ VII được tổ chức nhằm triển khai chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực ngoại ngữ và hội nhập quốc tế cho thanh thiếu nhi Việt Nam giai đoạn 2022 - 2030.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ