Hà Nội sẽ mưa rất to, đề phòng hiện tượng gió giật và ngập úng

Thương Huế (thực hiện)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trước tính chất phức tạp của cơn bão số 3, PV Kinh tế & Đô thị có đã cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng phòng dự báo khi hậu, Trung tâm dự báo KTTV quốc gia. Theo ông Hưởng, Hà Nội khoảng từ sáng mai đến hết đêm mai sẽ có mưa to đến rất to, với lượng mưa lượng mưa phổ biến 100 - 200mm/đợt, có nơi trên 250mm, trong những cơn mưa dông cần phải đề phòng hiện tượng gió giật, ngập úng.

Ông có thể cho biết nhận định về cơn bão số 3 trong ngày hôm nay và ngày mai?
Trong đêm qua và sáng sớm ngày hôm nay (2/8) bão số 3 đã vượt qua khu vực phía Bắc của bán đảo Lôi Châu của Trung Quốc và đi vào khu vực phía Bắc của Vịnh Bắc Bộ, khi vượt qua bán đảo Lôi Châu đi vào vịnh Bắc Bộ bão số 3 di chuyển rất chậm, thậm chí trong buổi sáng 2/8 bão gần như ít dịch chuyển.
Đến 10 giờ sáng nay, tâm bão cách tỉnh Quảng Ninh - Hải Phòng khoảng 170km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75 - 90km/giờ), giật cấp 12. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 170km tính từ tâm bão.
Cơn bão số 3 sẽ đổ bộ vào đất liền tối nay (2/8). Ảnh: Nchmf

Trong chiều tối nay và ngày mai, bão số 3 sẽ di chuyển theo hướng Tây sau đó có khả năng đổi hướng theo hướng Tây Tây Nam đi men dọc ven biển các tỉnh ven biển phía Đông Bắc Bộ. Đêm nay, khả năng sẽ đi vào khu vực đất liền các tỉnh các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nam Định với sức gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10-11. Sau đó, suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới và sẽ di chuyển theo hướng Tây Tây Nam mỗi giờ đi được khoảng 10km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành vùng áp thấp trên khu vực Nam đồng bằng Bắc Bộ...
Vậy, cơn bão có ảnh hưởng tới Hà Nội như thế nào, thưa ông?
Với Thủ đô Hà Nội từ ngày hôm qua (1/8) đã chịu ảnh hưởng của rìa xa phía Tây cơn bão số 3, ở Hà Nội trong ngày hôm qua đã có mưa vưa, mưa to lượng mưa, cụ thể Ba Vì, Sơn Tây là 13mm, Láng là 26mm, Hoài Đức là 31mm cò ở Hà Đông là 34mm.
Trong khoảng thời gian từ sáng tới giờ Hà Nội nhiều mây, có mưa nhỏ, nhưng từ đêm nay trở đi đến hết ngày 4/8 ở Hà Nội mưa sẽ to dần, trong khoảng từ sáng mai đến hết đêm mai sẽ có mưa to đến rất to với lượng mưa lượng mưa phổ biến 100 - 200mm/đợt, có nơi trên 250mm, trong những cơn mưa dông cần phải đề phòng hiện tượng gió giật, ngập úng. 
Ông có lời khuyên gì để tránh tổn hại do cơn bão?
Trước tiên chúng tôi xin lưu ý, bão không phải là một đoàn tàu, không di chuyển theo lập trình sẵn mà nó luôn có những thay đổi vì thế người dân cần cập nhật các bản tin dự báo của chúng tôi để nắm được những diễn biến mới nhất về khả năng, vùng tác động, tình hình mưa, gió mạnh của bão. Chúng tôi cũng đã chuyển tải thông tin cập nhật này thông qua các báo, đài, TV và trang web www.nchmf.gov.vn cập nhật một cách thường xuyên, còn với người dân ở các địa phương cần chú ý theo dõi thực hiện các chỉ đạo của ban chỉ đạo phòng chống thiên tai của Trung ương, địa phương mình.
Ông có dự báo về thời tiết, tình bão lũ như thế nào trong những ngày tới? 
Về bão thì chúng tôi đã nói ở trên, với tác động của bão ở vịnh Bắc Bộ (bao gồm các huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Cát Hải, Vân Đồn) có gió mạnh cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8 - 9, giật cấp 12. Sóng biển cao từ 3 - 5m, biển động rất mạnh. Vùng ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng đề phòng nước dâng do bão kết hợp với triều cường cao từ 4 - 4,5m. 
Cảnh báo gió mạnh trên đất liền: Các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng từ chiều nay (2/8) có gió mạnh dần lên cấp 6 - 7, sau tăng lên cấp 8, giật cấp 10 - 11. Các tỉnh ven biển từ Thái Bình đến Thanh Hóa từ chiều tối nay có gió mạnh dần lên cấp 6, sau tăng lên cấp 7, giật cấp 9 - 10. Từ nay đến ngày 4/8, ở Bắc Bộ và các tỉnh Bắc Trung Bộ có mưa to đến rất to (lượng mưa phổ biến 100 - 300mm/đợt, riêng khu vực Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa 200 - 400mm/đợt).
Từ đêm nay đến ngày 4/8, ở Bắc Bộ và các tỉnh Bắc Trung Bộ có mưa to đến rất to (lượng mưa phổ biến 100 - 300mm/đợt, riêng khu vực Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa 200 - 400mm/đợt).
Trên các sông suối khu vực Bắc Bộ và các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An sẽ xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên ở thượng lưu từ 3 - 6m, hạ lưu từ 1 - 3m.  Mực nước đỉnh lũ trên sông Thao có khả năng đạt mức báo động (BĐ)2; sông Hoàng Long và thượng lưu sông Mã (Thanh Hóa) đạt mức BĐ1-BĐ2; thượng lưu sông Lô, lưu lượng đến hồ Hòa Bình trên sông Đà, thượng lưu sông Thái Bình, sông Bằng Giang và hạ lưu sông Mã đạt mức BĐ1; hạ lưu sông Cả (Nghệ An) còn dưới mức BĐ1.
Nguy cơ cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất, ngập lụt ở vùng trũng ở nhiều tỉnh miền núi khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ (Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An.Nguy cơ xảy ra ngập úng tại các đô thị vùng Đồng Bằng Bắc Bộ, đặc biệt là các thành phố Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Ninh Bình, Phủ Lý và Hà Nội.
Xin cảm ơn ông!

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần