Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội tăng cường giám sát đầu tư xây dựng, tu bổ di tích

Kinhtedothi - Nhằm đẩy mạnh công tác quản lý, giám sát nhà nước trong việc đầu tư xây dựng, tu bổ và tôn tạo các di tích lịch sử, di tích văn hóa tâm linh trên địa bàn TP Hà Nội, Văn phòng UBND TP đã ban hành Văn bản số 3561/VP-KGVX về việc tăng cường giám sát đầu tư xây dựng, tu bổ, tôn tạo di tích trên địa bàn.
Theo đó, UBND TP giao Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp đơn vị liên quan triển khai thực hiện công tác giám sát, tổng hợp kết quả báo cáo UBND TP và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về tình hình đầu tư, xây dựng, tu bổ các di tích trên địa bàn TP theo quy định.
Nhiều di tích trên địa bàn Hà Nội cần phải tu bổ, sửa chữa. Ảnh minh họa.
Được biết, Hà Nội là địa phương có số lượng di tích lớn nhất toàn quốc, số lượng di tích trên địa bàn đã được kiểm kê vào khoảng gần 6.000 di tích, bao gồm các loại hình di tích lịch sử, di tích kiến trúc - nghệ thuật, di tích khảo cố, di tích danh lam thắng cảnh và gồm nhiều loại, như: Đình, đền, chùa, miếu, phủ, quán, hội quán, nhà thờ họ, thành quách, khu phố cổ, làng cổ... Trong đó có: 1 di sản thế giới; 1 di sản tư liệu Thê giới Bia đê danh tiên sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội; 14 di tích/cụm Quôc gia đặc biệt; 1.164 di tích Quốc gia; 1.284 di tích cấp TP.
Hệ thống di tích Hà Nội phân bố trên khắp các quận, huyện và thị xã với số lượng và mật độ khác nhau: Các địa phương có nhiều di tích là Ba Vì, Chương Mỹ, Đông Anh, Sóc Sơn, Ứng Hòa, nhiều di tích nhất là huyện Thường Tín (440 di tích), ít nhất là quận Thanh Xuân (29 di tích).
Trong thời gian gần đây, quá trình đô thị hóa đã làm lấn át cảnh quan, ảnh hưởng phần nào đến không gian và môi trường di tích trong khu vực nội đô và khu vực đông dân cư. Nhiều di tích trên địa bàn TP bị xuống cấp, nên cần phải tiến hành tu bổ, tôn tạo, trong đó có hơn 2.200 di tích xuống cấp các hạng mục chính, có trên 200 di tích trong tình trạng xuống cấp nặng.
Trước đó, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 3008/VPCP-KGVX, ngày 12/4/2019, về việc báo cáo hoạt động dịch vụ văn hóa, tâm linh, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc yêu cầu UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương chỉ đạo các sở ngành chức năng của địa phương tăng cường giám sát việc đầu tư xây dựng, tu bổ, tôn tạo các công trình di tích văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng, tôn giáo tại địa phương theo đúng quy định của pháp luật.

Sau khi tổng hợp các báo cáo từ UBND các tỉnh, TP, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và các bộ, cơ quan liên quan làm rõ việc quản lý các hoạt động thương mại, dịch vụ, thu tiền công đức tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, địa điểm tâm linh gắn với các lễ hội nói chung, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bà Cao Thị Hòa An được chỉ định giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk

Bà Cao Thị Hòa An được chỉ định giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk

02 Jul, 08:25 PM

Kinhtedothi - Chiều 2/7, HĐND tỉnh Đắk Lắk khóa X (nhiệm kỳ 2021 - 2026) đã tổ chức Kỳ họp thứ nhất và đã công bố nghị quyết của Quốc hội về việc chỉ định Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Cao Thị Hòa An làm chủ tịch HĐND tỉnh. Các ông Trần Phú Hùng, Đỗ Thái Phong được chỉ định giữ chức Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.

Phú Thọ: người dân đến trung tâm hành chính công giải quyết thủ tục tăng cao sau sáp nhập

Phú Thọ: người dân đến trung tâm hành chính công giải quyết thủ tục tăng cao sau sáp nhập

02 Jul, 02:28 PM

Kinhtedothi - Sau thời điểm sáp nhập các đơn vị hành chính, lượng người dân đến làm thủ tục tại các Trung tâm phục vụ Hành chính công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tăng đột biến. Tuy nhiên, công tác tiếp nhận, xử lý hồ sơ vẫn được triển khai hiệu quả, không xảy ra tình trạng quá tải hay lộn xộn.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ