Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội thực hiện phân hạng chợ

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội vừa có quyết định về việc phân hạng chợ trên địa bàn quận, huyện, thị xã và bổ sung vào quyết định phân hạng chợ trên địa bàn TP...
Cụ thể, phân hạng 13 chợ đang hoạt động trên địa bàn TP Hà Nội, gồm: 1 chợ hạng 2, 12 chợ hạng 3, bổ sung vào Quyết định số 4176/QĐ-UBND ngày 27/8/2010 của UBND TP về việc phân hạng các chợ trên địa bàn TP Hà Nội, gồm:
Chợ hạng 2, gồm: Chợ Kim Chung, thuộc địa bàn xã Kim Chung, huyện Đông Anh.
Hà Nội tiến hành phân loại chợ trên địa bàn (Hình minh họa)
Chợ hạng 3, gồm: Chợ Kim Lũ (phường Đại Kim, quận Hoàng Mai); chợ Lĩnh Nam (phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai); chợ thị trấn Văn Điển (thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì); chợ Liên Ninh (xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì); chợ Duyên Hà (xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì); chợ Vĩnh Ninh (xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì); chợ Lạc Thị (xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì); chợ thôn 2, 3 Vạn Phúc (xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì); chợ Hữu Hòa (xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì); chợ Lại Thượng (xã Lại Thượng, huyện Thạch Thất); chợ Kim Quan (xã Kim Quan, huyện Thạch Thất); chợ Mụ (xã Phú Nam An, huyện Chương Mỹ).
UBND TP giao các quận, huyện: Hoàng Mai, Thanh Trì, Thạch Thất, Đông Anh, Chương Mỹ, các sở, ngành liên quan thực hiện công tác quản lý nhà nước về chợ theo quy định về phát triển và quản lý chợ trên địa bàn TP Hà Nội.
Theo Sở Công Thương Hà Nội, TP hiện có 454 chợ đang hoạt động. Tổng lượng hàng hóa lưu chuyển qua chợ chiếm khoảng 60%, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Tuy nhiên, phần lớn các chợ hiện có đã xuống cấp.
Một số địa bàn chưa có chợ hoặc số lượng chợ chưa đủ để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân dẫn đến phát sinh thêm tình trạng chợ cóc, chợ tạm gây mất mỹ quan đô thị, mất trật tự an toàn giao thông, hàng hóa không được kiểm soát về nguồn gốc, không đảm bảo về an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường...
Nhằm nâng cấp, cải tạo hệ thống chợ qua đó cụ thể hóa Quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ của TP Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, UBND TP Hà Nội cũng đã ban hành Quyết định số 28/2018/QĐ-UBND, quy định về phát triển và quản lý chợ trên địa bàn. Căn cứ Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn từng địa phương, UBND các quận, huyện, thị xã lập kế hoạch đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các chợ cho từng giai đoạn 5 năm và hàng năm đối với tất cả các hạng chợ để trình cấp có thẩm quyền TP Hà Nội quyết định hoặc quyết định theo chức năng, thẩm quyền được phân cấp.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Giá kim loại đồng ngày 2/4: tiếp tục giảm sâu

Giá kim loại đồng ngày 2/4: tiếp tục giảm sâu

02 Apr, 07:31 AM

Kinhtedothi - Giá đồng giảm xuống mức thấp nhất trong gần 3 tuần, hướng đến phiên giảm thứ 5 liên tiếp do sự không chắc chắn về thuế quan của Mỹ lấn át dữ liệu tích cực từ quốc gia tiêu thụ kim loại hàng đầu là Trung Quốc.

Giá thép hôm nay 2/4: phục hồi trở lại

Giá thép hôm nay 2/4: phục hồi trở lại

02 Apr, 07:25 AM

Kinhtedothi - Ngày 2/4, thị trường trong nước giữ nguyên giá bán; quặng sắt Đại Liên đạt mức cao nhất trong gần một tháng do nhu cầu tăng cao của Trung Quốc.

Kỳ vọng một không gian xứng tầm

Kỳ vọng một không gian xứng tầm

02 Apr, 05:47 AM

Kinhtedothi - Trong thiết kế đô thị, quảng trường là một phần không thể thiếu, đóng vai trò quan trọng trong việc nhận diện đô thị. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa dẫn đến việc nhiều quảng trường bị tác động, ảnh hưởng tới không gian, kiến trúc, môi trường. Theo các chuyên gia, tại Hà Nội, việc đầu tư chỉnh trang, cải tạo các quảng trường là cần thiết.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ