Hà Nội tích cực triển khai giải pháp hoàn thành nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm 2021
Kinhtedothi - Thực hiện năm chủ đề: “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”, thành phố Hà Nội đã xây dựng 23 chỉ tiêu, nhóm chỉ tiêu chủ yếu phát triển KT-XH, trong đó, phấn đấu GRDP tăng khoảng 7,5% trong năm 2021.
Tin liên quan
-
Quốc hội thông qua Nghị quyết về cơ chế tài chính - ngân sách đặc thù đối với Hà Nội
- Xây dựng cơ chế tài chính - ngân sách đặc thù: Tạo động lực cho Hà Nội phát triển bền vững
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải phát biểu tham luận tại Hội nghị |
Ngay từ đầu năm 2020, Thành phố đã ban hành kế hoạch và triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện các nghị quyết của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, cùng với đó đã tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo mọi điều và khuyến khích khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo; Tăng cường thu hút đầu tư trong và ngoài nước; Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư, hợp tác công tư trong nhiều lĩnh vực; Hỗ trợ nhà đầu tư, doanh nghiệp triển khai dự án và giải quyết, tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện, góp phần nâng cao hiệu quả, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp. Thành phố đã xây dựng, cập nhật thường xuyên kịch bản thu, chi NSNN tương ứng với thực tế cũng như những dự đoán về diễn biến đại dịch Covid-19 làm cơ sở xây dựng kịch bản khai thác tăng thu, điều hành chi ngân sách để đảm bảo cân đối ngân sách; đồng thời, triển khai kịp thời Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân kinh doanh bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, trong điều kiện thu ngân sách năm 2020 gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Thành phố đã thành lập Tổ công tác đôn đốc thu ngân sách do Lãnh đạo Thành phố làm tổ trưởng triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp trong công tác quản lý thu, hỗ trợ doanh nghiệp, đôn đốc thu hồi các khoản nợ đọng. Chỉ đạo cơ quan Thuế, Hải quan Thành phố phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành của Thành phố thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp quản lý thu, tăng cường công tác thanh tra - kiểm tra, chống thất thu - chuyển giá - gian lận thuế để khai thác tăng thu (ngành thế Hà Nội đã hoàn thành 107% kế hoạch được giao với 20.486 cuộc thanh - kiểm tra truy thu, xử lý hơn 2.530 tỷ đồng vào NSNN);Đồng thời, Thành phố tiếp tục rà soát, cơ cấu chi ngân sách theo chỉ đạo của Chính phủ; thực hiện quản lý, điều hành chi ngân sách theo nguyên tắc: Chặt chẽ, linh hoạt, đảm bảo cân đối ngân sách; cơ cấu lại các khoản chi NSNN theo hướng tiết kiệm chi thường xuyên để dành nguồn cho đầu tư phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN. Nghiêm túc thực hiện tiết kiệm, cắt giảm dự toán chi thường xuyên theo Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ...Kết quả, tổng sản phẩm trên địa bàn năm 2020 ước tăng 3,98%, là mức khá cao so với mức tăng chung của cả nước và các địa phương trong bối cảnh chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Thu NSNN trên địa bàn năm 2020 là 286.561 tỷ đồng, đạt 102,8% dự toán. Trong đó: Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 18.710 tỷ, đạt 101,7% dự toán; thu nội địa (không kể thu từ dầu thô) 265.762 tỷ, đạt 102,9% dự toán.Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải đánh giá, các kết quả đạt được trong năm 2020 có được là nhờ sự quan tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự hỗ trợ tích cực, có trách nhiệm của Bộ Tài chính, đặc biệt là trong việc tham mưu, trình Quốc hội ban hành Nghị quyết 115/2020/NQ-QH14 về cơ chế tài chính – ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội; xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ để hướng dẫn địa phương về công tác tài chính – ngân sách khi thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị theo Nghị quyết 97/2020/NQ-QH14; kịp thời tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn khi triển khai Nghị định 32/2019/NĐ-CP. Nhấn mạnh năm 2021 là năm đầu của Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, Phó Chủ tịch UBND TP cho biết, Thành phố Hà Nội thực hiện năm chủ đề: “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”, xây dựng 23 chỉ tiêu, nhóm chỉ tiêu chủ yếu phát triển KT-XH, trong đó, phấn đấu GRDP tăng khoảng 7,5%. Để hoàn thành các mục tiêu trong năm 2021, Thành phố đồng thời đề ra một số nhóm giải pháp, gồm: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển ổn định, cạnh tranh bình đẳng nhằm thúc đẩy tăng trưởng cao và bền vững, tạo nguồn thu ngân sách ổn định, vững chắc;Điều hành ngân sách chủ động, tích cực, đúng quy định, đảm bảo an sinh xã hội và giữ vững cân đối ngân sách, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thu NSNN được giao, triển khai thực hiện tốt, có hiệu quả các chính sách tài chính trên địa bàn; tiếp tục rà soát, cơ cấu lại chi ngân sách theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, tập trung nguồn lực cho chi đầu tư phát triển; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư;Tăng cường quản lý, khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai, tài sản nhà nước và các nguồn lực của xã hội cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô. Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính, ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội theo Kế hoạch của Thành phố; khai thác và sử dụng có hiệu quả các khoản thu theo cơ chế đặc thù cho đầu tư phát triển;Triển khai công tác tài chính – ngân sách tại các quận, thị xã và các phường khi triển khai thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội từ 1/7/2021 theo Nghị quyết số 97/2019/QH14 và Nghị định của Chính phủ.Tiếp tục đổi mới cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp công lập, giá dịch vụ công, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập;Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, triệt để tiết kiệm, chống lãng phí trong chi ngân sách nhà nước.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
-
Nhiều dự báo giá vàng sẽ lao dốc
Kinhtedothi - Lần đầu tiên trong nhiều tháng qua giá vàng thế giới rơi xuống dưới ngưỡng 1.700 USD/ounce. Giới phân t...XEM THÊM -
Chống hạn vụ Xuân: Tìm giải pháp căn cơ lâu dài
Kinhtedothi - Nhờ được bổ sung nguồn nước từ mưa lớn nên công tác chống hạn vụ Xuân 2021 khu vực Trung du và Đồng bằn...XEM THÊM -
Xuất hiện nhiều mẫu hoa ''độc lạ'' làm quà tặng 8/3
Kinhtedothi - Không chỉ có hoa tươi truyền thống, thị trường hoa 8/3 (Ngày Quốc tế phụ nữ) năm nay người tiêu dùng có...XEM THÊM -
Giá lợn hơi hôm nay 8/3/2021: Biến động nhẹ, cao nhất đạt 78.000 đồng/kg
Kinhtedothi - Ghi nhận giá lợn hơi hôm nay 8/3, trên cả 3 miền biến động nhẹ, hiện được thu mua trong khoảng 73.000 -...XEM THÊM -
Giá tiêu hôm nay 8/3: Chuyên gia giải mã sức tăng nóng của hồ tiêu, dự báo giá còn tăng
Kinhtedothi - Giá tiêu hôm nay 8/3 trong khoảng 57.500 - 60.000 đồng/kg. Đầu vụ năm nay, giá tiêu lại đang rất tốt và...XEM THÊM -
Giá cà phê hôm nay 8/3: Chờ cú hích 1,9 nghìn tỷ USD, nhiều dự báo lạc quan cho cà phê 2021
Kinhtedothi - Giá cà phê hôm nay 8/3 trong khoảng 31.800 - 32.400 đồng/kg. Sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, thị trườn...XEM THÊM
-
Cơn sốt tiền ảo Pi: Nhiều dấu hiệu bất thường
Kinhtedothi - Cộng đồng tiền điện tử Việt Nam thời gian gần đây đang xôn xao trước một loại tiền điện tử mới nổi mang tên Pi bởi gần như không mất bất kỳ chi phí gì nhưng hứa hẹn mang lại lợi nhuận...07-03-2021 19:36
-
Mỹ phẩm, trang sức giảm giá vẫn vắng khách dịp 8/3
Kinhtedothi - Dịp 8/3 năm nay, dịch bệnh Covid-19 khiến cho thị trường thời trang, mỹ phẩm và một số quà tặng dành cho một nửa yêu thương đều giảm giá sâu nhưng vẫn vắng khách.07-03-2021 18:59
-
Giá xăng dầu ngày 7/3 xác lập chu kỳ tăng mới
Kinhtedothi - Loạt dữ liệu tích cực từ nền kinh tế Mỹ, cộng với quyết định không tăng sản lượng của OPEC+ là những nhân tố hỗ trợ giá xăng dầu hôm nay, xác lập chu kỳ tăng mới.07-03-2021 14:31
-
“Giải cứu” nông sản - bài học quản trị ngay từ vạch xuất phát
Kinhtedothi - “Khi sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, công nghiệp chế biến chưa đủ tầm thì "giải cứu" nông sản còn xảy ra. Nếu có tư duy và hành động quản trị ngay từ khi bắt tay vào sản xuất - tiêu ...07-03-2021 14:21
-
Chính phủ nên cho doanh nghiệp tư nhân xử lý vấn đề của sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam
Kinhtedothi - Trưởng ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân Trương Gia Bình đề xuất, Chính phủ đồng ý cho phép các doanh nghiệp tư nhân xử lý vấn đề vướng mắc hiện tại của sàn giao dịch chứng kh...07-03-2021 10:31
- [Infographic] 8.000 liều vaccine Covid-19 của Hà Nội được phân bổ như thế nào?
- [Ảnh] Ngày đầu mở cửa trở lại, phủ Tây Hồ khách đến lễ thưa vắng, bỏ khẩu trang tỏ lòng thành kính
- Xét xử phúc thẩm vụ án xảy ra tại Đồng Tâm: Các bị cáo thừa nhận hành vi, xin giảm nhẹ hình phạt
- Hà Nội hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV
- Hà Nội: Bảo đảm phòng chống dịch Covid – 19 sau khi mở cửa di tích, phố đi bộ
- Thêm 12 ca mắc mới Covid-19, trong đó, 1 ca trong cộng đồng tại Hải Dương
- Tuyển tình nguyện viên 40-59 tuổi tham gia nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vaccine Covivac
- Toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ hai của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng
- Sáng mai 9/3, Hà Nội bắt đầu tiêm vaccine Covid-19 tại Bệnh viện Thanh Nhàn