Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội: Tỷ lệ đầu cơ bất động sản giảm

Kinhtedothi - Giá bất động sản (BĐS) ổn định trong năm qua, tại thị trường Hà Nội, đã khiến cho nhiều nhà đầu cơ BĐS không còn hứng thú và có xu thế chạy về những thị trường mới để đầu tư.
Giá bán ổn định
Số liệu thống kê từ Hội môi giới BĐS Việt Nam trong năm 2019 cùng với sự giảm sút chung của thị trường BĐS trên phạm vi cả nước, tại địa bàn Hà Nội cũng ghi nhận nguồn cung mới và số lượng giao dịch giảm mạnh.
Cụ thể, đối với hai phân khúc nhà ở chung cư và thấp tầng, tổng nguồn cung mới được đưa ra thị trường trong năm đạt trên 24.400 sản phẩm, số lượng giao dịch thành công đạt trên 15.600 sản phẩm, giảm 23,7% về nguồn cung và 46,6% về số lượng giao dịch.
Phó Chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam Nguyễn Văn Đính cho biết, Sau quãng thời gian dài giá bán căn hộ tương đối ổn định, cuối năm 2019, sự khan hiếm sản phẩm mới trong thời gian dài đã đẩy giá bán căn hộ trung và cao cấp tăng 3 - 5%. Trong khi tại TP Hồ Chí Minh trong năm không còn xuất hiện sản phẩm bình dân do giá được đẩy lên cao, thì tại Hà Nội giá bán có tăng nhẹ, nhưng vẫn duy trì được đầy đủ các phân khúc theo khả năng tài chính của từng đối tượng khách mua.
 Thị trường BĐS Hà Nội giảm đầu cơ trong năm 2019 (Ảnh: Doãn Thành).
“Nhưng điều đáng nói ở đây là giá bán tại thị trường Hà Nội ổn định hơn rất nhiều so với tại TP Hồ Chí Minh. Giá bán sản phẩm thuộc phân khúc bình dân vào quý I/2018 là 22,2 triệu đồng/m2, đến quý IV/2019 là 22,5 triệu đồng/m2; Tương tự, đối với sản phẩm trung cấp là 29,1 triệu đồng/m2 và 30,8 triệu đồng/m2; Sản phẩm cao cấp là 36,8 triệu đồng/m2 và 37,8 triệu đồng/m2” – ông Đính cho hay.
Theo đánh giá, ở phân khúc nhà ở  tại Hà Nội, hầu hết các dự án đều có sự bình ổn về giá, chỉ có dao động nhỏ không đáng kể, đáng chú ý là hầu hết các dự án khác đều rơi vào tình trạng đình trệ. Việc các cơ quan Nhà nước thực hiện kiểm tra, rà soát hàng loạt dự án, cùng với đó là giá vật liệu xây dựng tăng, chủ đầu tư và khách hàng chưa thỏa thuận được về việc điều chỉnh giá... khiến nguồn cung vẫn khan hiếm, không theo kịp nhu cầu của thị trường.
Giảm đầu cơ
Cũng theo ông Nguyễn Văn Đính, trong thời gian tới thị trường Hà Nội sẽ là địa bàn gặp nhiều khó khăn do những vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính, cấp phép, thanh tra việc tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai... khiến nguồn cung sản phẩm ngày càng khan hiếm. Nếu tình trạng này còn kéo dài thì thị trường Hà Nội sẽ “hết hàng” chỉ trong khoảng 2 – 3 năm tới.
“Tỷ lệ đầu tư BĐS tại thị trường Hà Nội đã giảm mạnh trong thời gian gần đây, đặc biệt là việc đầu tư vào phân khúc nhà chưng cư đã ghi nhận sự giảm sút mạnh nhất. Nguyên nhân chính là do giá bán tại thị trường Hà Nội không có nhiều biến động, ổn định trong một thời gian dài, mặc dù có tăng nhưng chỉ tăng nhẹ, lợi nhuận không cao nên các nhà đầu cơ đã không còn nhiều hứng thú với thị trường này và có xu thế chạy tới những thị trường mới để đầu tư” – ông Đính nhìn nhận.
Đồng quan điểm, Chuyên gia quản lý đô thị KTS Nguyễn Văn Thanh cho biết, việc giảm tỷ lệ đầu cơ BĐS tại Hà Nội không phải là do thị trường này không còn hấp dẫn. Thực tế là thị trường Hà Nội đã trải qua nhiều đợt “bong bóng” giá đất đã được đẩy cao hơn nhiều với thực tế, trong khi nhiều khu vực chưa có hạ tầng nên giá không thể tiếp tục đẩy lên cao hơn nữa, vì vậy giới đầu cơ đã tạm dừng hoạt động tại thị trường này.
“Dự kiến trong năm 2020 Hà Nội sẽ có thêm 4 huyện được nâng cấp hành chính thành quận, điều này sẽ có tác động tích cực đến thị trường BĐS. Nhưng cũng là thời điểm các nhà đầu cơ có thể trở lại làm “láo loạn” thị trường, vì vậy chính quyền phải công khai các thông tin quy hoạch, để tránh những rủi ro có thể xảy ra” – ông Thanh nhận định.

Nhu cầu về nhà ở tại các đô thị vẫn còn rất lớn, khan hiếm nguồn cung trên thị trường không phải là do không có dư địa để phát triển, mà là do vướng mắc về các thủ tục liên quan đến pháp lý. Đầu cơ giảm sút sẽ là tín hiệu tích cực hơn đối với thị trường, trong bối cảnh nhóm những người có thu thập thấp ngày càng khó có cơ hội sở hữu một sản phẩm BĐS.

Chuyên gia nghiên cứu thị trường (Hiệp hội BĐS Việt Nam) Trần Quốc Dương

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Xu hướng xanh hóa bê tông hạ tầng giao thông đô thị

Xu hướng xanh hóa bê tông hạ tầng giao thông đô thị

30 Jun, 06:01 AM

Kinhtedothi - Hệ lụy từ biến đổi khí hậu và đô thị hóa nhanh chóng đang thúc giục các TP trên khắp thế giới tìm kiếm những giải pháp sáng tạo để biến đổi môi trường sống, hướng tới sự bền vững, hài hòa với thiên nhiên.

Phát huy thế mạnh Vùng Thủ đô

Phát huy thế mạnh Vùng Thủ đô

27 Jun, 05:00 AM

Kinhtedothi - Để Hà Nội chủ động liên kết, dẫn dắt Vùng Thủ đô, tạo hiệu ứng lan tỏa, tương xứng với tiềm năng và vị thế vốn có, Luật Thủ đô 2024 quy định việc liên kết, phát triển vùng của Hà Nội không chỉ giới hạn trong phạm vi 10 tỉnh, TP thuộc khu vực Vùng Thủ đô như hiện nay, mà còn bao hàm cả việc liên kết, phát triển với các địa phương khác trong Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng trung du miền núi phía Bắc và các tỉnh, TP khác.

Xây dựng tiết kiệm năng lượng: Đòi hỏi tất yếu

Xây dựng tiết kiệm năng lượng: Đòi hỏi tất yếu

27 Jun, 04:56 AM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh giá năng lượng biến động, áp lực giảm phát thải và hướng đến mục tiêu Net‑Zero vào năm 2050, xu hướng xây dựng tiết kiệm năng lượng đang trở thành trụ cột quan trọng của ngành xây dựng tại Việt Nam. Bằng việc tối ưu thiết kế, áp dụng vật liệu hiệu quả và chính sách hỗ trợ, công trình không chỉ tiết kiệm chi phí vận hành mà còn góp phần bảo vệ môi trường lâu dài.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ