Hà Nội: Xây dựng Hệ thống quản lý rủi ro về theo dõi, giám sát hoạt động của DN

Tâm Anh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 103/KH-UBND triển khai Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực TP Hà Nội năm 2018.

Theo đó, xây dựng, ban hành Quy định về trình tự, thủ tục tham gia, đánh giá, xét chọn và công nhận SPCNCL của TP. Tổ chức lựa chọn, công nhận khoảng 30 sản phẩm trở thành SPCNCL cấp Thành phố; Thực hiện hỗ trợ các doanh nghiệp có SPCNCL cấp TP thông qua các hoạt động lồng ghép trong các Chương trình Khuyến công, áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ DN có SPCNCL TP đến năm 2020, định hướng tới năm 2025.
Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet.
Ưu tiên thu hút, xúc tiến đầu tư các dự án có quy mô lớn, có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường; đầu tư FDI vào các ngành công nghiệp cơ khí chế tạo, công nghiệp điện tử - công nghệ thông tin; các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ áp dụng công nghệ cao, sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo sức cạnh tranh của sản phẩm và hàng hóa xuất khẩu.
Hướng dẫn, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi, rút ngắn thời gian giải quyết cho các DN có sản phẩm được công nhận là SPCNCL TP trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký kinh doanh, cấp giấy phép đầu tư dự án trên địa bàn TP đảm bảo quy định; Nghiên cứu, xây dựng Hệ thống quản lý rủi ro về theo dõi và giám sát hoạt động của DN nhằm cung cấp toàn diện thông tin về việc thành lập và hoạt động của các DN.
Đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư xây dựng và hoàn thành, thu hút các dự án đầu tư xây dựng khu, cụm công nghiệp, khu công nghệ thông tin theo quy hoạch.
Xây dựng lộ trình đổi mới trang thiết bị máy móc, công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập đối với các doanh nghiệp có SPCNCL. Nghiên cứu, thu thập các tài liệu về tiêu chuẩn quốc tế và quốc gia đối với SPCNCL và hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận, cải thiện hoạt động phù hợp với các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.
Tuyên truyền, hướng dẫn, vận động các DN tham gia đánh giá, xét chọn SPCNCL TP. Tổ chức công nhận, quảng bá DN có SPCNCL TP. Nâng cao năng lực cho DN SPCNCL TP về xu hướng công nghệ, kỹ năng tiếp cận đàm phán kết nối kinh doanh.
Sở Công Thương là cơ quan thường trực thực hiện Kế hoạch này, có trách nhiệm chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan xây dựng, trình UBND TP ban hành Quy chế về trình tự, thủ tục tham gia, đánh giá, xét chọn và công nhận SPCNCL TP; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan thực hiện các nhiệm vụ được phân công và tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện trước ngày 15/12/2018.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần