Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội: Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về khai thác nước ngầm

Kinhtedothi-Qua giám sát về tình hình cung cấp nước sạch trên địa bàn TP, Ban đô thị-HĐND TP Hà Nội đã nêu rõ kết quả triển khai các dự án phát triển nguồn tập trung, các dự án phát triển mạng cấp nước và đề xuất, kiến nghị giải pháp để thực hiện hiệu quả, đúng tiến độ.

Nâng công suất sử dụng nước sạch từ xã hội hoá dự án cấp nước

Qua giám sát cho thấy, hiện nguồn cấp nước tập trung từ các nhà máy nước tập trung trên địa bàn TP hiện đạt khoảng 1.530.000m/ngày đêm, trong đó nguồn nước ngầm khoảng 735.000m/ngày đêm tại 16 nhà máy ngầm và 12 trạm sản xuất nước cục bộ; nguồn nước mặt khoảng 795.000m/ngày đêm tại 5 nhà máy nước mặt. Trong đó, đưa Nhà máy nước Mê Linh tại xã Tiến Thịnh, huyện Mê Linh, công suất 25.000m/ngày đêm vào cấp nước cuối năm 2021; chuẩn bị hoàn thành Nhà máy nước Phú Sơn (huyện Ba Vì) giai đoạn 2 nâng công suất lên 60.000m/ngày đêm dự kiến sẽ đưa vào vận hành quý 4/2023.

Về mạng lưới cấp nước, khu vực đô thị hệ thống mạng lưới cấp nước đã được phủ kín với tỷ lệ cấp nước đạt 100% và chỉ tiêu cấp nước khoảng 100-150 l/người/ngày. Tại khu vực nông thôn, từ năm 2021 đến tháng 6/2023 triển khai 5 dự án và có thêm 27 xã được đầu tư hệ thống đường ống cấp nước.

Về việc đầu tư phát triển mạng lưới cấp nước, theo báo cáo của Sở Xây dựng, UBND TP đã giao các Nhà đầu tư triển khai 29 dự án xây dựng hệ thống mạng lưới cấp nước trên địa bàn TP Hà Nội, trong đó có 22 dự án đã hoàn thành và cơ bản hoàn thành, 4 dự án đang triển khai thực hiện và 3 dự án nhà đầu tư chưa thực hiện. Đến nay, còn 139/413 xã chưa hoàn thành việc cung cấp nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung.

Đối với kết quả quy hoạch cấp nước, thực hiện chủ trương xã hội hóa dự án cấp nước tại khu vực nông thôn đã đem lại những kết quả nhất định. Tính từ thời điểm tháng 6/2016 chỉ có 37,2% số hộ dân nông thôn có nước sạch, đến hết năm 2020 một số dự án mở rộng mạng cấp nước cho người dân khu vực nông thôn hoàn thành, đã nâng tỷ lệ khu vực nông thôn có hệ thống cấp nước đạt khoảng 78%.

Đoàn giám sát khảo sát thực tế tại thị trấn Thường Tín, huyện Thường Tín

Đến hết năm 2020 toàn TP Hà Nội đã kêu gọi 23 nhà đầu tư triển khai 40 dự án cấp nước đầu tư vào cấp nước sạch trên địa bàn, trong đó có 11 dự án phát triển nguồn dự kiến sẽ nâng công suất nguồn nước sạch toàn TP lên khoảng 2.350.000m3/ngày đêm và 29 dự án phát triển mạng cấp nước với phạm vi dự án dự kiến sau khi hoàn thành sẽ cung cấp cho khoảng 96% người dân khu vực nông thôn.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Đoàn giám sát cũng nêu một số tồn tại như một số dự án còn chậm triển khai hoặc triển khai nhưng không đảm bảo tiến độ mà nguyên nhân chủ yếu là do các chủ đầu tư thiếu quyết liệt trong triển khai. Một số chủ đầu tư hạn chế về năng lực tài chính, vốn, công nghệ, mặc dù TP đã có cơ chế tạo điều kiện để các chủ đầu tư được vay vốn từ Quỹ dầu tư song việc tiếp cận nguồn vốn còn gặp khó khăn do doanh nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện để được vay vốn...

Tăng cường kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư thực hiện dự án đúng tiến độ

Qua giám sát, Ban Đô thị đã tổng hợp những đề xuất, kiến nghị của các địa phương, doanh nghiệp để gửi tới UBND TP chỉ đạo giải quyết. Trong đó, các đơn vị kiến nghị UBND TP chỉ đạo thẩm định hồ sơ, chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án cấp nước hoặc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án tuân thủ đúng quy định; tăng cường kiểm tra, giám sát đánh giá đầu tư, đôn đốc các chủ đầu tư dự án phát triển nguồn tập trung và đầu tư phát triển mạng cấp nước thực hiện dự án theo đúng tiến độ. Nghiên cứu giao một đơn vị đầu mối trong việc quản lý nhà nước về nước sạch trên địa bàn Thành phố để có sự thống nhất và hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước.

Trưởng Ban Đô thị-HĐND TP Hà Nội Đàm Văn Huân phát biểu tại buổi làm việc với UBND huyện Thường Tín

Cùng đó, chỉ đạo tập trung thực hiện theo kết luận thanh tra đối với các công trình cấp nước sạch tập trung nông thôn; đẩy nhanh việc hoàn thành công tác quyết toán đối với các trạm cấp nước sạch nông thôn; tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân ở khu vực nông thôn đối với việc sử dụng nước sạch.

Đồng thời, chỉ đạo các sở, ngành tăng cường kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị quản lý vận hành trạm cấp nước khẩn trương điều chỉnh, bổ sung công nghệ lọc nâng cao chất lượng nước đáp ứng tiêu chuẩn nước sạch đô thị, có giải pháp chuyển đổi nguồn cấp nước từ khai thác nước ngầm sang nước mặt.

Quan tâm có biện pháp, giải pháp đảm bảo kiểm soát chặt chẽ nguồn nước mặt. Bảo đảm số lượng, chất lượng nước phục vụ dân sinh trong mọi tình huống. Kiểm soát, giám sát chặt chẽ các nguồn thải, chất thải xã vào nguồn nước, nhất là nước thải sinh hoạt, công nghiệp. Cùng đó, sớm ban hành công bố danh mục, bản đồ phân vùng hạn chế khai thác nước dưới đất và lập phương án tổ chức thực hiện việc hạn chế khai thác trên địa bàn theo Nghị định 167/2018/NĐ-CP ngày 26/12/2018 của Chính phủ.

Chỉ đạo các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã chỉ đạo các sở, ban, ngành khẩn trương hoàn thiện các cơ chế chính sách hỗ trợ, kêu gọi các nhà đầu tư vào tiếp nhận quản lý vận hành, nâng cấp các công trình cấp nước sạch nông thôn hiện có đang hoạt động theo đề án, phương án đã phê duyệt.

Xây kế hoạch, lộ trình cụ thể để đóng dần các giếng khai thác nước ngầm đối với các địa bàn đã có nguồn nước sạch tập trung, quản lý tốt việc cấp phép khai thác nước ngầm, tổ chức giám sát, kiểm tra việc khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước, công trình cấp nước; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về khai thác nước ngầm theo quy định của pháp luật.

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bắc Ninh: ổn định tổ chức, vận hành hiệu quả chính quyền mới tại hai xã Xuân Cẩm và Hoàng Vân

Bắc Ninh: ổn định tổ chức, vận hành hiệu quả chính quyền mới tại hai xã Xuân Cẩm và Hoàng Vân

08 Jul, 04:08 PM

Kinhtedothi-Theo thông tin từ UBND tỉnh Bắc Ninh, hai xã Hoàng Vân và Xuân Cẩm sau khi được thành lập theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã chính thức đi vào vận hành bộ máy chính quyền mới. Công tác ổn định tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ và triển khai nhiệm vụ được tiến hành kịp thời, đồng bộ, đúng quy định, đảm bảo hoạt động hiệu quả ngay từ những ngày đầu.

Sớm hoàn thiện căn cứ để xác định mức thu học phí trường chất lượng cao tại Hà Nội

Sớm hoàn thiện căn cứ để xác định mức thu học phí trường chất lượng cao tại Hà Nội

07 Jul, 01:40 PM

Kinhtedothi - Đoàn giám sát của Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP Hà Nội đề nghị các trường thực hiện theo mô hình giáo dục chất lượng cao (CLC) khẩn trương xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật làm cơ sở xác định, trình phê duyệt mức thu học phí năm học 2025 - 2026 và các năm học tiếp theo bảo đảm theo quy định.

Thúc đẩy chủ động, năng động và sáng tạo

Thúc đẩy chủ động, năng động và sáng tạo

07 Jul, 04:48 AM

Kinhtedothi - Thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp càng đòi hỏi cán bộ gần dân, sát dân hơn, bởi đây là yêu cầu tất yếu, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và phục vụ người dân tốt hơn. Việc tiếp tục thúc đẩy học và làm theo từ tưởng của Bác là nền tảng hành động để thúc đẩy sự chủ động, năng động và sáng tạo, giúp chính quyền địa phương giải quyết các vấn đề của người dân một cách nhanh chóng và kịp thời.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ