Hạ tầng chợ dưới trung tâm thương mại: Chuyển đổi công năng để tránh lãng phí

Doãn Thành
Chia sẻ Zalo

n Doãn ThànhrnrnMặc dù UBND TP Hà Nội đã cho dừng triển khai mô hình chợ dân sinh (chợ truyền thống) kết hợp với Trung tâm thương mại (TTTM) vì không mang lại hiệu quả, nhưng vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay là làm thế nào để sử dụng hợp lý hệ thống hạ tầng chợ tại TTTM mà không bị lãng phí.rnKhông mang lại hiệu quả rnTrong khoảng thời gian từ năm 2009 – 2016, TP Hà Nội đã cho phép chuyển đổi mô hình kinh doanh của một số chợ ở khu vực các quận thành mô hình TTTM kết hợp với chợ dân sinh. Theo đó, TTTM nằm phần nổi và chợ dân sinh được bố trí dưới tầng hầm hoặc bán hầm, với mục đích chính là góp phần chỉnh trang lại thiết kế đô thị, tạo ra một mô hình kinh doanh mới, gia tăng lợi nhuận, gắn với các hoạt động văn hóa – du lịch của Thủ đô. Tuy nhiên, đến năm 2017, TP đã quyết định dừng việc kết hợp này do hoạt động của các chợ dân sinh dưới tầng hầm không hiệu quả.rnKhảo sát thực tế tại các “chợ chìm” dưới TTTM như chợ Mơ, chợ Hàng Da, chợ Cửa Nam... những khu vực nổi tiếng sầm uất trước đây, nay trở nên vắng vẻ, đìu hiu. Nhiều quầy hàng chỉ lác đác người mua, nhiều chủ hàng, tiểu thương đã ký hợp đồng, bỏ tiền ra để thuê ki ốt nhưng cũng buộc phải bỏ trống.rnChị Nguyễn Thu Hiền, một chủ cửa hàng tại chợ Hàng Da cho biết, ngay sau khi chợ đi vào hoạt động, gia đình chị đã bỏ ra hơn 2 tỷ đồng để mua một ki ốt bán hàng. Nhưng bao năm qua, việc kinh doanh không mang lại lợi nhuận, muốn cho thuê lại để đi chỗ khác kinh doanh cũng không có người thuê lâu dài. "Trước đó đã cho một số người thuê nhưng do không kinh doanh được nên họ cũng mau chóng trả lại. Hiện nay, tôi vẫn đang phải cố gắng bám trụ để tìm cơ may “vớt vát” những đồng vốn đã bỏ ra đầu tư" - chị Hiền cho hay. rnTại chợ Mơ, anh Hoàng Văn Hải cũng ký hợp đồng thuê một ki ốt ở đây chia sẻ, nếu như so với trước khi xây TTTM thì việc kinh doanh của vợ chồng anh đã giảm cả chục lần. Vì vậy, để có vốn liếng làm ăn và bù lỗ cho ki ốt bán bánh kẹo tại chợ Mơ, vợ anh Hải đã phải thuê thêm một ki ốt khác tại khu chợ Quỳnh Mai.rnCó thể thấy, việc kết hợp mô hình chợ và TTTM đã không mang lại kết quả như ý muốn. Nhiều ý kiến cho rằng đây là “mô hình thất bại”. Các đơn vị điều hành TTTM đều cho rằng một trong những nguyên nhân chính là tâm lý người Việt vẫn nặng tính "tiện đâu mua đó" nên chợ cóc, chợ vỉa hè vẫn có "đất sống" tốt hơn chợ trong TTTM. Lý giải về điều này, KTS Lê Văn Lân - Phó Chủ tịch Hội KTS Hà Nội phân tích, đi chợ vốn đã trở thành văn hóa của người Việt nói chung và người Hà Nội nói riêng. Nhưng tại sao các chợ tại TTTM được xây mới có hạ tầng hiện đại mà người dân vẫn không mặn mà? Trước hết là do sự bất tiện về vị trí. Người dân phải tìm nơi gửi xe và đi xuống hầm, giá các sản phẩm cao hơn chợ dân sinh khác. Đặc biệt là sự bất tiện về không gian, chợ dân sinh có không gian thoáng đãng, ánh sáng tự nhiên do được kết cấu bằng mái che, thoáng khí. Còn đi xuống hầm mang lại cảm giác ngột ngạt, chướng khí nhất là với các khu vực bán đồ thực phẩm, thủy hải sản tươi sống nơi chịu ả

Không mang lại hiệu quả
Trong khoảng thời gian từ năm 2009 – 2016, TP Hà Nội đã cho phép chuyển đổi mô hình kinh doanh của một số chợ ở khu vực các quận thành mô hình TTTM kết hợp với chợ dân sinh. Theo đó, TTTM nằm phần nổi và chợ dân sinh được bố trí dưới tầng hầm hoặc bán hầm, với mục đích chính là góp phần chỉnh trang lại thiết kế đô thị, tạo ra một mô hình kinh doanh mới, gia tăng lợi nhuận, gắn với các hoạt động văn hóa – du lịch của Thủ đô. Tuy nhiên, đến năm 2017, TP đã quyết định dừng việc kết hợp này do hoạt động của các chợ dân sinh dưới tầng hầm không hiệu quả.
 Quang cảnh đìu hiu của các gian hàng thực phẩm trong chợ Hàng Da. Ảnh: Trần Hoàng
Khảo sát thực tế tại các “chợ chìm” dưới TTTM như chợ Mơ, chợ Hàng Da, chợ Cửa Nam... những khu vực nổi tiếng sầm uất trước đây, nay trở nên vắng vẻ, đìu hiu. Nhiều quầy hàng chỉ lác đác người mua, nhiều chủ hàng, tiểu thương đã ký hợp đồng, bỏ tiền ra để thuê ki ốt nhưng cũng buộc phải bỏ trống.

Chị Nguyễn Thu Hiền, một chủ cửa hàng tại chợ Hàng Da cho biết, ngay sau khi chợ đi vào hoạt động, gia đình chị đã bỏ ra hơn 2 tỷ đồng để mua một ki ốt bán hàng. Nhưng bao năm qua, việc kinh doanh không mang lại lợi nhuận, muốn cho thuê lại để đi chỗ khác kinh doanh cũng không có người thuê lâu dài. "Trước đó đã cho một số người thuê nhưng do không kinh doanh được nên họ cũng mau chóng trả lại. Hiện nay, tôi vẫn đang phải cố gắng bám trụ để tìm cơ may “vớt vát” những đồng vốn đã bỏ ra đầu tư" - chị Hiền cho hay.

"Dừng việc chuyển hóa các chợ dân sinh thành các TTTM kết hợp chợ là phương án tốt nhất. Vì một trong những điểm khác biệt lớn nhất giữa các chợ dân sinh với các TTTM và siêu thị đó là việc đi lại dễ dàng, thuận tiện cho người dân đi mua sắm, các chợ dân sinh cần phải được nằm trên mặt đất." - Chuyên gia tư vấn công tác chợ trong xây dựng cộng đồng (thuộc Tổ chức Project for Public Spaces – Mỹ) Stephen Davies


"Việc xây dựng các TTTM và siêu thị là cần thiết, mang lại sự đa dạng về các hoạt động kinh doanh, thương mại cho người dân Thủ đô. Nhưng cần phải được xây dựng tại các vị trí hợp lý mới có thể phục vụ tốt cho người dân. Đối với các chợ dưới TTTM có thể tăng cường các hoạt động xã hội hóa để mở các nhà hàng, quán cà phê hay không gian công cộng cho các hoạt động giải trí, văn hóa để không bị lãng phí." - Nguyên Tổng Thư ký Hiệp hội Đô thị Việt Nam, TS Vũ Thị Vinh

Tại chợ Mơ, anh Hoàng Văn Hải cũng ký hợp đồng thuê một ki ốt ở đây chia sẻ, nếu như so với trước khi xây TTTM thì việc kinh doanh của vợ chồng anh đã giảm cả chục lần. Vì vậy, để có vốn liếng làm ăn và bù lỗ cho ki ốt bán bánh kẹo tại chợ Mơ, vợ anh Hải đã phải thuê thêm một ki ốt khác tại khu chợ Quỳnh Mai.

Có thể thấy, việc kết hợp mô hình chợ và TTTM đã không mang lại kết quả như ý muốn. Nhiều ý kiến cho rằng đây là “mô hình thất bại”. Các đơn vị điều hành TTTM đều cho rằng một trong những nguyên nhân chính là tâm lý người Việt vẫn nặng tính "tiện đâu mua đó" nên chợ cóc, chợ vỉa hè vẫn có "đất sống" tốt hơn chợ trong TTTM. Lý giải về điều này, KTS Lê Văn Lân - Phó Chủ tịch Hội KTS Hà Nội phân tích, đi chợ vốn đã trở thành văn hóa của người Việt nói chung và người Hà Nội nói riêng. Nhưng tại sao các chợ tại TTTM được xây mới có hạ tầng hiện đại mà người dân vẫn không mặn mà? Trước hết là do sự bất tiện về vị trí. Người dân phải tìm nơi gửi xe và đi xuống hầm, giá các sản phẩm cao hơn chợ dân sinh khác. Đặc biệt là sự bất tiện về không gian, chợ dân sinh có không gian thoáng đãng, ánh sáng tự nhiên do được kết cấu bằng mái che, thoáng khí. Còn đi xuống hầm mang lại cảm giác ngột ngạt, chướng khí nhất là với các khu vực bán đồ thực phẩm, thủy hải sản tươi sống nơi chịu ảnh hưởng bởi các thứ mùi, nên người dân vẫn thích đi những chợ nằm trên mặt đất. “Nhưng việc xây dựng các TTTM nói là “thất bại” cũng không hoàn toàn đúng. Vì các TTTM có đặc thù kinh doanh riêng và cũng mang lại lợi ích kinh tế nhất định” - KTS Lê Văn Lân nói.

Cùng quan điểm, Giám đốc Tổ chức TP Sống tốt (Health Bridge) Việt Nam Kristie Daniel cho rằng, mô hình chợ dân sinh kết hợp không gian thương mại đã không được vận hành thành công tại TP Hà Nội. Nhưng các TTTM cũng đã mang lại giá trị kinh tế ở một hình thức kinh doanh mới và cũng tạo ra những giá trị về mặt thương mại. Vấn đề ở đây là nên duy trì các chợ dân sinh vì nó tồn tại với mục đích là phục vụ tất cả các tầng lớp Nhân dân.

Nên chuyển đổi mục đích sử dụng

Nhiều ý kiến cho rằng việc kết hợp "hai trong một" giữa TTTM và chợ dân sinh là mô hình không phù hợp và việc dừng triển khai là hợp lý. Tuy vậy, cần sớm có giải pháp để những diện tích được đầu tư hạ tầng với kinh phí hàng nghìn tỷ đồng mang lại hiệu quả.

Về vấn đề này, KTS Lê Trung Hải – Hội KTS Việt Nam cho biết, rất nhiều quốc gia trên thế giới đã thành công với việc xây dựng các khu dịch vụ công cộng ngầm. Do vậy, TP Hà Nội cũng có thể học tập theo mô hình này để biến hệ thống hạ tầng chợ dưới chân các TTTM cho các hoạt động công cộng thay vì để lãng phí như hiện nay. “Rất nhiều TP ở châu Âu sử dụng các không gian ngầm làm thư viện, nơi triển lãm, trưng bày hoặc tổ chức các hoạt động văn hóa công cộng... Đặc biệt là hiện nay, trong khu phố cổ Hà Nội có rất nhiều các hoạt động văn hóa được tổ chức và có thể nghiên cứu để sử dụng không gian ngầm của các chợ hiện tại cho mục đích trên” - KTS Lê Trung Hải chia sẻ.

Đồng tình với quan điểm này, bà Kristie Daniel cho rằng, tốt nhất là nên thay đổi mục đích và công năng sử dụng của những phần diện tích ngầm nói trên, biến nó trở thành một không gian dành cho các hoạt động công cộng. Nhà quản lý có thể tổ chức các hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí, ẩm thực, nấu nướng... để có thể lôi kéo người dân và khách du lịch. Như vậy chắc chắn sẽ khai thác được những giá trị khác về kinh tế.

Có rất nhiều quốc gia trong quá trình đô thị hóa đã “khai tử” mô hình chợ dân sinh để thay thế bằng các TTTM hoặc siêu thị. Nhưng sau một thời gian lại mất rất nhiều tiền và công sức để khôi phục lại các chợ dân sinh, điển hình như Thái Lan. Những nhận thức về việc các TTTM sẽ mang lại những giá trị kinh tế cao hơn các chợ dân sinh là không chính xác, điển hình như TP Barcelona (Tây Ban Nha) hoạt động giao thương chủ yếu phát triển ở các chợ dân sinh, mang về nguồn thu trên 1 tỷ Euro mỗi năm cho TP

“Trên thực tế, chợ dân sinh vẫn là mô hình mang lại những hiệu quả tích cực nhất ngay cả ở những quốc gia phát triển. Ở Mỹ thì thành lập một Hiệp hội Chợ hay ở Australia thì chợ dân sinh Victoria tại TP Melbourne được cả thế giới biết đến với lịch sử lâu đời của nó. Sự đa dạng về hàng hóa, giá rẻ ở chợ dân sinh là một lợi thế, nhưng quan trọng hơn nó phục vụ được mọi tầng lớp người dân sinh sống tại địa bàn đó” - bà Kristie Daniel cho biết thêm.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần