Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hai học sinh lớp 11 say mê nghiên cứu xử lý dầu tràn

Kinhtedothi - Xuất sắc giành giải Nhất lĩnh vực Hóa học với đề tài “Nghiên cứu chế tạo vật liệu thu gom xử lý dầu tràn có chứa hạt nano sắt từ”, 2 học sinh (HS) lớp 11A2, trường THPT Nguyễn Tất Thành (Cầu Giấy, Hà Nội) là Đinh Tiến Dũng và Hoàng Minh Quang đã đồng thời giành giải Nhì cuộc thi Sáng tạo khoa học dành cho HS trung học toàn quốc 2015 do Bộ GD&ĐT tổ chức.
Kinhtedothi - Xuất sắc giành giải Nhất lĩnh vực Hóa học với đề tài “Nghiên cứu chế tạo vật liệu thu gom xử lý dầu tràn có chứa hạt nano sắt từ”, 2 học sinh (HS) lớp 11A2, trường THPT Nguyễn Tất Thành (Cầu Giấy, Hà Nội) là Đinh Tiến Dũng và Hoàng Minh Quang đã đồng thời giành giải Nhì cuộc thi Sáng tạo khoa học dành cho HS trung học toàn quốc 2015 do Bộ GD&ĐT tổ chức.
Đinh Tiến Dũng và Hoàng Minh Quang trao đổi với các chuyên gia về đề tài nghiên cứu.
Đinh Tiến Dũng và Hoàng Minh Quang trao đổi với các chuyên gia về đề tài nghiên cứu.
Hoàng Minh Quang tâm sự, sự cố tràn dầu trên biển Vũng Tàu nhiều năm qua khiến các em đặt câu hỏi tại sao không thử nghiên cứu tìm cách hạn chế tình trạng này. “Sản lượng sản xuất và tiêu thụ dầu hàng năm rất lớn, việc vận tải và rò rỉ trong khi khai thác, chế biến dầu mỏ lại thường xuyên gây ra ô nhiễm nghiêm trọng. Sau khi trao đổi với thày dạy Vật lý, đặc biệt là dưới sự hướng dẫn của thày Nguyễn Tiến Dũng, chúng em bắt đầu nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp thu dầu trên cơ sở tổng hợp vật liệu polyme và hạt oxit sắt có từ tính” – Quang cho hay. Sáu tháng vừa học vừa thí nghiệm, Dũng và Quang đã trải qua quãng thời gian tương đối vất vả. “Chúng em phải “tải” một lượng kiến thức lớn, lại phải dành nhiều thời gian cho phòng thí nghiệm nên việc sắp xếp thời gian vừa làm vừa học rất khó” – Quang cho hay. Bù lại những ngày tháng vất vả, 2 “nhà khoa học” sinh năm 1998 đã hái được những quả ngọt đầu tiên trong “sự nghiệp” nghiên cứu khoa học của mình. Chia sẻ ngắn gọn về nghiên cứu của mình, Dũng cho biết, vật liệu có thể được thu gom sau khi hấp thu dầu bằng nam châm do từ tính của hạt nano oxit sắt từ, từ đó xử lý những vệt dầu loang một cách triệt để, tránh ô nhiễm môi trường. Đề tài của 2 học sinh lớp 11 được đánh giá cao bởi có thể sản xuất với quy mô lớn, áp dụng hiệu quả cao trong hấp thu, xử lý dầu tràn; giá thành rẻ, dễ chế tạo, dễ thay thế cho các phương pháp xử lý dầu tràn hiện nay.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

12 Jul, 10:32 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi lớp 10 năm học 2025 – 2026 tại Hà Nội dần khép lại, đa số học sinh đã chốt được ngôi trường mình tiếp tục theo học ở bậc THPT. Tuy nhiên, vẫn có số ít em, hoặc đỗ nhiều nguyện vọng, hoặc không đỗ nguyện vọng nào, vẫn đang xuôi ngược tìm kiếm, tính toán để “chốt” trường.

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

12 Jul, 05:01 AM

Kinhtedothi - Giáo dục mầm non là một ngành sư phạm đặc thù bởi đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục chính là trẻ em - những mầm xanh tương lai của đất nước. Tuy là ngành học đòi hỏi nhiều tâm sức và đặc biệt vất vả, nhưng sức hút của nghề này lại vô cùng mạnh mẽ theo cách rất riêng.

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

11 Jul, 09:33 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/7, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?" nhằm nhận diện những điểm nghẽn, thách thức và cơ hội trong quá trình đổi mới giáo dục đại học.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ