Hai nhiệm vụ cấp bách để hồi sinh sông Tô Lịch
Kinhtedothi - Cùng với việc triển khai xây dựng Dự án Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá, Hà Nội cần phải tìm kiếm nguồn nước để bổ cập thường xuyên cho dòng sông này… Đó là quan điểm của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực môi trường xung quanh các biện pháp nhằm “hồi sinh” sông Tô Lịch.
Tin liên quan
-
Vì sao phải bổ cập nước cho sông Tô Lịch?
- Đề xuất phương án dẫn nước sông Hồng bổ cập cho sông Tô Lịch
- Nỗ lực thi công cống bao sông Tô Lịch
Dẫn nước từ sông Hồng
Liên quan đến việc “hồi sinh” sông Tô Lịch, các đơn vị chức năng vừa tiếp tục kiến nghị TP cho phép dẫn nước sông Hồng vào bổ cập nước cho sông Tô Lịch. Theo nhiều chuyên gia, đề xuất này không mới nhưng là việc làm cần thiết để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại dòng sông mang nhiều giá trị này. Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cấp thoát nước và Môi trường GS.TS Trần Đức Hạ cho rằng, dẫn nước sông Hồng để bổ cập, từ đó cải thiện chất lượng nước sông Tô Lịch là biện pháp hợp lý kết hợp với việc thu gom toàn bộ nước thải để xử lý mà TP Hà Nội đang triển khai. “Đã là sông phải có dòng chảy và biện pháp dẫn nước sông Hồng vào bổ cập cho sông Tô Lịch là một trong những việc làm cần thiết” - GS.TS Trần Đức Hạ lý giải. Nhiều chuyên gia nhấn mạnh, việc dẫn nước sông Hồng vào sông Tô Lịch là rất cần thiết, đặc biệt khi Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá đi vào hoạt động. Theo lý giải của các chuyên gia, khi nhà máy hoàn thành, lượng nước thải từ các hộ dân dọc bờ sông sẽ chảy vào hệ thống cống gom, tức không còn chảy trực tiếp xuống sông. Như vậy, nếu không có nước bổ cập, chỉ trông chờ vào lượng nước tự nhiên thì sông Tô Lịch cũng chỉ là một cái ao tù, không có nhiều giá trị.Mỗi đề xuất có một giá trị riêngNhư đã nói, đề xuất dẫn nước sông Hồng vào bổ cập nước cho sông Tô Lịch không phải là đề xuất mới. Trước đó, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã đề xuất phương án dẫn nước sông Hồng bổ cập cho sông Tô Lịch thông qua Hồ Tây. Theo phương án đề xuất, đơn vị sẽ xây dựng trạm bơm cố định sát mép nước sông Hồng, đặt tuyến ống dẫn nước từ trạm bơm đi qua ngõ 464 Âu Cơ, đê sông Hồng dẫn vào mương tiêu cạnh Công viên nước Hồ Tây; lọc nước qua bể lắng trước khi đưa nước vào Hồ Tây. Sau đó, dẫn nước từ Hồ Tây vào sông Tô Lịch thông qua các cửa điều tiết A và B để cải thiện tình trạng ô nhiễm, tạo dòng chảy cho dòng sông này.Theo Giám đốc Ban QLDA Đầu tư Xây dựng Công trình cấp nước, thoát nước và môi trường TP Hà Nội Nguyễn Văn Hùng, hiện nay TP đã có nhiều phương án, trong đó có phương án bổ cập nước sông Hồng cho sông Tô Lịch qua Hồ Tây. Tuy nhiên, qua khảo sát thực địa theo tuyến, các đơn vị liên quan đang báo cáo TP phương án bổ cập nước sông Hồng cho sông Tô Lịch qua cống Liên Mạc. Lý giải về việc lựa chọn phương án này, ông Nguyễn Văn Hùng cho rằng, hiện nay, trên hệ thống này, một số tuyến đã được xây dựng theo các quy hoạch chuyên ngành, nếu được TP phê duyệt thì phương án này sẽ đem lại rất nhiều lợi ích. Thứ nhất, là hợp quy hoạch. Thứ hai, là tiết kiệm thêm một dự án, Ban sẽ không phải lập thêm dự án mà sẽ dựa vào dự án thoát nước khu vực sông Tả Nhuệ để thực hiện thêm một số hạng mục để bổ cập nước cho sông Tô Lịch.Theo đánh giá của các chuyên gia thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Hà Nội, đây là những đề xuất có tính thiết thực cao nhằm cải thiện tình trạng ô nhiễm nguồn nước, tạo dòng chảy cho sông Tô Lịch. Đề xuất mà Ban QLDA Đầu tư Xây dựng Công trình cấp nước, thoát nước và môi trường TP Hà Nội tập trung chính vào sông Tô Lịch. Trong khi đó, đề xuất trước đó của Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội hướng đến 2 mục tiêu là cải thiện tình trạng ô nhiễm tại Hồ Tây và sông Tô Lịch. Do đó, rất khó để xác định biện pháp nào hiệu quả, kinh tế hơn, nó phải phụ thuộc vào cái đích hướng đến.
Việc bổ cập nước sông Hồng vào sông Tô Lịch đã được đưa vào quy hoạch thoát nước của Hà Nội, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cuối năm 2012. Bên cạnh đó, vào mùa khô, khi lượng mưa thấp, nếu không có nước bổ cập, sông Tô Lịch sẽ đứng trước nguy cơ chạm đáy và trở thành dòng sông chết. |
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
-
Tỉnh lộ nguy cơ biến thành bãi rác
Kinhtedothi - Tỉnh lộ 72 (đoạn chạy qua xã Vân Côn, huyện Hoài Đức) gần đây xuất hiện một bãi rác lớn. Vị trí này vốn...XEM THÊM -
Thời tiết hôm nay 4/3: Hà Nội nhiều mây, sáng và đêm mưa phùn, sương mù
Kinhtedothi - Hôm nay (4/3), khu vực Hà Nội nhiều mây, sáng và đêm có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù. Trời rét. Nhiệt ...XEM THÊM -
Hà Nội: Kiên quyết xử lý các trường hợp lợi dụng giá xăng để tăng giá cước
Kinhtedothi - Mới đây, Sở GTVT Hà Nội đã có văn bản đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã kiên quyết không cho kê khai...XEM THÊM -
Điều chỉnh quy hoạch cấp nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký quyết định điều chỉnh cục bộ quy hoạch cấp nước vùng đồng bằng sông...XEM THÊM -
Rà soát quy định về vận chuyển hàng hoá nguy hiểm
Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đồng ý rà soát, sửa đổi Nghị định số 42/2020/NĐ-CP quy định Danh mục hà...XEM THÊM -
Điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu đô thị sinh thái ven sông Hồng
Kinhtedothi - Theo chủ đầu tư dự án, nội dung điều chỉnh sẽ tập trung vào nghiên cứu theo hướng không tăng quy mô; đi...XEM THÊM
-
Chuyến bay đầu tiên đã hạ cánh xuống sân bay Vân Đồn
Kinhtedothi - 8 giờ 30 phút ngày 3/3, chuyến bay mang số hiệu Vj230 thuộc hãng hàng không VietJet Air từ Cảng hàng không Tân Sơn Nhất (TP Hồ Chí Minh) đã hạ cánh tại Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn...03-03-2021 19:17
-
Tranh luận sôi nổi về chiến lược quy hoạch cảng hàng không
Kinhtedothi - Hội thảo Góp ý quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050”, diễn ra tại Hà Nội ngày 3/3 có những tranh luận ...03-03-2021 17:56
-
Vì sao Nhà máy đốt rác phát điện Thiên Ý tiếp tục chậm tiến độ?
Kinhtedothi – Theo chủ thầu Dự án Nhà máy đốt rác phát điện Thiên Ý, nguyên nhân khiến dự án tiếp tục rơi vào tình trạng chậm tiến độ là do tại công trường xuất hiện 1 trường hợp F1 liên quan đến d...03-03-2021 17:26
-
Sương mù làm gia tăng ô nhiễm môi trường không khí tại Hà Nội
Kinhtedothi – Chiều 3/3, Chi cục Bảo vệ Môi trường (Sở TN&MT Hà Nội) cho biết, chỉ số chất lượng không khí (AQI) tại Hà Nội đa phần ở mức kém, chỉ số AQI khá cao.03-03-2021 16:13
-
Thời tiết cả nước 10 ngày tới: Nhiều khu vực chìm trong mưa phùn và sương mù
Kinhtedothi - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn (KTTV) quốc gia vừa phát đi bản tin về tình hình thời tiết cả nước trong 10 ngày tới, từ đêm 3/2 đến ngày 13/3.03-03-2021 16:06
- Di tích Quốc gia đặc biệt đình Tây Đằng (Hà Nội) bị cấy thêm cổng biệt thự
- Số đơn vị bầu cử, đại biểu Quốc hội khóa XV được bầu tại Hà Nội và các tỉnh, thành
- Chủ tịch Ủy ban Bầu cử TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn: Kích hoạt ngay các đoàn kiểm tra công tác bầu cử
- Hà Nội: Chưa được "lệnh", hàng quán vỉa hè ngang nhiên hoạt động, vi phạm phòng dịch
- Bộ GD&ĐT lên tiếng về thông tin học sinh “bắt buộc” học Tiếng Hàn từ lớp 3
- [Infographic] Chi tiết tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tháng 2/2021
- Học sinh từ lớp 3 đến lớp 12 có thể học tiếng Hàn, tiếng Đức từ năm học tới
- Thiêu thân trên sàn giao dịch tiền ảo
- Giá vàng thế giới giảm mạnh, trong nước xuống dưới 56 triệu đồng/lượng