Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hải Phòng với tên gọi đầy kiêu hãnh vững bước đi lên

Kinhtedothi - Sau khi hết chiến tranh, Hải Phòng cùng cả nước đối mặt với những khó khăn cam go và khốc liệt, đương đầu với hai cuộc chiến tranh biên giới và chính sách bao vây cấm vận, chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch, trong đó Hải Phòng là một trọng điểm. Nhưng thành phố đã nhanh chóng hồi sinh từ đống đổ nát, hoang tàn để vượt lên mọi khó khăn, thách thức.

Với tinh thần phát huy dân chủ, dựa vào dân, thực hiện phương châm mang tính đột phá trong thực hiện quy chế dân chủ “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”; bản lĩnh, sự năng động cùng với kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng bộ thành phố và trí tuệ của các tầng lớp nhân dân Hải Phòng lại thêm một lần tỏa sáng.

Hải Phòng bước vào giai đoạn (1955-1965), Đảng bộ, quân và Nhân dân thành phố đã khẩn trương khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa, thực hiện chủ trương cải tạo xã hội chủ nghĩa. Thành phố đã tập trung khôi phục các nhà máy, xí nghiệp bị tàn phá trong chiến tranh. Cảng Hải Phòng trở thành cửa ngõ giao thương quan trọng của miền Bắc với thế giới. Hệ thống giao thông, điện, nước và các công trình công cộng được khôi phục và xây dựng mới. Thành phố từng bước thay đổi diện mạo, trở nên khang trang hơn. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được ổn định. Các chính sách hỗ trợ được triển khai để giúp đỡ người dân vượt qua khó khăn sau chiến tranh...

Khu trung tâm thành phố. Ảnh Tiến Bảo

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, làm nhiệm vụ quốc tế giúp nước bạn Lào và Cam-pu-chia, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Đảng bộ và Nhân dân Hải Phòng đã nỗ lực phấn đấu, giành được nhiều thắng lợi to lớn trong việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược, đặc biệt là trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, phong toả của đế quốc Mỹ. giữ vững sản xuất, ổn định đời sống, tích cực đóng góp sức người, sức của cho tiền tuyến, cho đồng bào miền Nam tình cảm sâu sắc với tinh thần “Vì đồng bào miền Nam ruột thịt”, “Vì Đà Nẵng - Gò Công kết nghĩa” và đi đầu trong thực hiện phong trào “Thóc không thiếu cân, quân không thiếu người”, tiến lên “Thóc thừa cân, quân thừa người”, làm tròn trách nhiệm của thành phố Cảng, hoàn thành nhiệm vụ đối với đất nước, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Liên tục 11 năm (1965-1975) hoàn thành và hoàn thành vượt mức 30 đợt tuyển quân (đạt 103,9% chỉ tiêu); tỷ lệ tuyển quân đạt 9,45% so với dân số.

Kể từ trận đầu bắn rơi máy bay Mỹ trên đảo Bạch Long Vĩ (ngày 26/3/1965) đến chiến thắng oanh liệt trong chiến dịch 12 ngày đêm cuối năm 1972, quân và dân Hải Phòng đã chiến đấu trên 4.000 trận, bắn rơi 317 máy bay Mỹ (có 5 chiếc B-52), bắt sống 16 giặc lái Mỹ; 8 lần bắn cháy tàu chiến địch. Xây dựng chiến tranh nhân dân trên biển, tổ chức theo dõi, rà phá, tháo gỡ 895 quả bom, thủy lôi, bảo đảm thông luồng lạch ra vào Cảng Hải Phòng để tiếp nhận sự viện trợ của bạn bè quốc tế và chi viện cho các chiến trường. Ghi nhận, biểu dương những thành tích xuất sắc của Đảng bộ, quân và dân Hải Phòng, Bác Hồ đã 3 lần gửi thư khen và tặng cờ luân lưu “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”; Đảng và Nhà nước trao tặng thành phố Huân chương Độc lập hạng nhất, Huân chương kháng chiến hạng nhất, Huân chương chiến công hạng nhất và đặc biệt, năm 1985, thành phố được vinh dự đón nhận Huân chương Sao vàng.

Qua 40 năm thực hiện đường lối đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng bộ, quân và dân thành phố Hải Phòng đã phát huy cao độ truyền thống cách mạng vẻ vang, đoàn kết, nhất trí, khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, giành được nhiều thành tựu quan trọng, tạo nên những chuyển biến tích cực và sâu sắc trên nhiều lĩnh vực.

Ngân hàng nhà nước thành phố.

  Hải Phòng là địa phương duy nhất duy trì tăng trưởng ở mức 2 con số trong 10 năm liên tiếp, với tốc độ tăng trưởng năm 2024 đạt 11,01%, cao hơn khoảng 1,55 lần so với bình quân chung cả nước. Giai đoạn 2021 - 2024 đạt 11,53%/năm, gấp 1,63 lần giai đoạn 2011 - 2015 (7,08%/năm).

Hải Phòng luôn đề cao, coi trọng việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống mang đặc trưng bản sắc Hải Phòng. Đến năm 2024, toàn thành phố có 565 di tích được xếp hạng các cấp; có 12 di sản văn hóa phi vật thể, 1 di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO vinh danh và nhiều di sản tiêu biểu khác. Giai đoạn 2018 - 2024, thành phố đã công trợ 52 tỷ đồng, các địa phương huy động xã hội hóa gần 230 tỷ đồng tu bổ, tôn tạo 146 di tích.

Với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được đẩy mạnh, góp phần xây dựng môi trường văn hóa thành phố lành mạnh, văn minh, hiện đại. Đảm bảo an sinh, phúc lợi xã hội, đứng đầu cả nước về mức quà tặng đối với thân nhân gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng; tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh.

Đến năm 2024, Hải Phòng có giao thương với trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, có 43 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Hải Phòng với 853 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng số vốn đầu tư trên 24,5 tỷ USD; gần 50 tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ nước ngoài triển khai chương trình, dự án, phi dự án tại Hải Phòng…

Với những chiến công và thành tích xuất sắc đó, Đảng bộ, quân và dân Hải Phòng, Bác Hồ đã 3 lần gửi thư khen và tặng cờ luân lưu "Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược"; được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều Huân chương cao quý.

Hải Phòng vùng đất cổ nổi tiếng trong lịch sử, niềm tự hào của người dân thành phố

Hải Phòng vùng đất cổ nổi tiếng trong lịch sử, niềm tự hào của người dân thành phố

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
TP Hồ Chí Minh: đa dạng các hoạt động trong Tháng Công nhân

TP Hồ Chí Minh: đa dạng các hoạt động trong Tháng Công nhân

19 Apr, 03:17 PM

Kinhtedothi - Tháng Công nhân lần thứ 17 vừa được khai mạc tại TP Hồ Chí Minh là dịp để ôn lại truyền thống vẻ vang của giai cấp công nhân Việt Nam và đội ngũ công nhân TP trong các giai đoạn đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời củng cố tình đoàn kết quốc tế của giai cấp vô sản.

Trình Chủ tịch nước tặng quà người có công dịp kỷ niệm ngày lễ lớn

Trình Chủ tịch nước tặng quà người có công dịp kỷ niệm ngày lễ lớn

19 Apr, 05:49 AM

Kinhtedothi - Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), 80 năm ngày thành lập nước (2/9/1945 – 2/9/2025), thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, ngày 18/4, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký Tờ trình số 440/TTr-TTg trình Chủ tịch nước tặng quà người có công với cách mạng.

Truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất cho Thiếu tá, liệt sĩ Nguyễn Đăng Khải

Truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất cho Thiếu tá, liệt sĩ Nguyễn Đăng Khải

18 Apr, 11:34 PM

Kinhtedothi - Chiều 18/4, Chủ tịch nước Lương Cường đã ký Quyết định số 534/QĐ-CTN về việc truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất cho Thiếu tá, liệt sĩ Nguyễn Đăng Khải, cán bộ Phòng CSĐT tội phạm về ma tuý Công an tỉnh Quảng Ninh đã lập chiến công đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Lãnh đạo Bộ Công an đến viếng và chia buồn với gia đình Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

Lãnh đạo Bộ Công an đến viếng và chia buồn với gia đình Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

18 Apr, 11:33 PM

Kinhtedothi - Chiều 18/4, Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an cùng đoàn công tác Bộ Công an đã đến viếng và chia sẻ sự mất mát đối với gia đình chiến sĩ Nguyễn Đăng Khải, cán bộ Phòng CSĐT tội phạm về ma túy Công an tỉnh Quảng Ninh đã hy sinh trong khi tham gia chuyên án truy bắt tội phạm ma túy.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ