Hạn mặn “bủa vây”, người dân Đồng bằng Sông Cửu Long “khát” nước ngọt trên diện rộng
Kinhtedothi - Đồng ruộng nứt nẻ, kênh rạch cạn trơ đáy… hạn mặn khốc liệt đang “dồn đẩy” người dân khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) vào “cơn khát” nước ngọt trầm trọng.
Tin liên quan
-
Đồng bằng sông Cửu Long bước vào giai đoạn hạn mặn khốc liệt nhất mùa khô 2020
- Đập thuỷ điện Trung Quốc chậm xả nước, Đồng bằng sông Cửu Long hạn mặn nghiêm trọng
- Người dân Đồng bằng sông Cửu Long “gồng mình” trong hạn mặn kỷ lục
- Đồng bằng sông Cửu Long đứng trước nguy cơ hạn mặn lịch sử
Được xem là vùng sông nước mênh mông bao đời nay, vậy mà người dân ĐBSCL vẫn đang phải từng ngày, từng giờ “vật lộn” với tình trạng thiếu ngọt trên diện rộng, từ nước dùng cho sản xuất, đến nước uống, nước sinh hoạt hàng ngày.
Thiếu nước ngọt vì hạn mặn, người dân các tỉnh ĐBSCL đang phải mua nước ngọt sinh hoạt với mức giá cao 200.000 đồng/khối. |
Nước ngọt “giá mặn”
Ghi nhận cho thấy, hiện nay một số nơi ở ĐBSCL, nước sinh hoạt đang có giá lên đến 200.000 đồng/khối (mức giá cao gấp hàng chục lần so với giá nước sinh hoạt ở đô thị), thậm chí chính quyền địa phương phải dùng xe chở nước cho người dân giải hạn.
“Năm nay mưa trễ hơn 1 tháng, tất cả những bể chứa nước ngọt của người dân trong vùng đều đã cạn khô. Trung bình mỗi ngày tôi phải thuê 2 lần xe tải chở nước ngọt về cho 6 người trong gia đình sử dụng”, ông Nguyễn Thế Hải (huyện Cần Giuộc, Long An) cho biết.
Cũng theo ông Hải, giá mua nước ngọt hiện từ 150.000 đến 200.000 đồng/khối. Với một gia đình trung bình 4 - 5 người, thì mỗi tháng phải chi ra ít nhất là hơn 1 triệu đồng tiền mua nước ngọt, cao hơn gấp 4 lần tiền mua gạo.
“Vì phải bỏ số tiền lớn ra mua nước ngọt, nên hầu như gia đình nào cũng phải tính cách sử dụng sao cho tiết kiệm nhất cho thể. Chẳng hạn, sử dụng lại nước vo gạo để lại tưới cây, hay cho vật nuôi uống, còn nước tắm rửa của các thành viên trong nhà thì phải dùng nước mặn, sau đó rửa sơ lại bằng nước ngọt”, ông Hải chia sẻ.
Không chỉ Long An, người dân nhiều tỉnh ở ĐBSCL cũng đang khổ sở với đợt hạn hán gay gắt năm nay.
Tại Bến Tre, do hạn mặn, toàn tỉnh hiện có khoảng 57.000 hộ, với 205.000 người dân sống xa trong nội đồng, bãi ngang, vùng ven biển, khu vực cù lao… thiếu nước sinh hoạt hợp vệ sinh do hết nguồn dự trữ.
Một nông dân ở Huyện Ba Tri (Bến Tre) phấn khởi vì mua được nước ngọt cho gia đình, dù với giá ''chát''. |
Trong khi đó, nước sạch do Công ty cổ phần Cấp thoát nước Bến Tre cung ứng cho người dân TP Bến Tre sử dụng cũng đã bị nhiễm mặn nên nhiều người phải bỏ tiền mua nước ngọt về dùng.
Tại khu vực Bến Lở, phường 1 (trung tâm TP Bến Tre), xuất hiện dịch vụ vận chuyển nước ngọt bằng sà lan được lấy ở sông, đoạn gần cầu Mỹ Thuận (huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang), nơi mặn từ cửa sông chính chưa xâm nhập đến về cung ứng cho người dân.
Theo đó, nguồn nước ngọt được chở về để bán cho người dân với giá tại bến là 100.000 đồng/khối. Sau đó, tiền công thuê xe để chở mỗi khối nước đến nhà các hộ dân nằm trong khu vực nội ô TP Bến Tre là 100.000 đồng. Như vậy, người dân tại trung tâm của TP Bến Tre phải mất 200.000 đồng mới có được một khối nước ngọt sử dụng.
Ở các huyện vùng nông thôn tỉnh Bến Tre cũng có dịch vụ cung ứng nước ngọt, được khai thác từ các giếng tầng nông được đưa đến tận hộ gia đình bằng xe tải, xe lôi, xe máy kéo với giá từ 100.000 - 200.000 đồng/khối, tùy theo đoạn đường vận chuyển xa, gần.
"Một số chỗ ở khu vực xa trung tâm, cầu nhỏ xe không qua được, nên có tiền cũng chưa chắc có nước để xài. Vì vậy, dù giá cao nhưng có xài vẫn còn hơn không có. Trước đây giá nước máy chỉ khoảng 8.000 đồng/khối nhưng nay nước bị nhiễm mặn, người dân phải mua nước ngọt từ nơi khác chở về với giá 150.000 - 200.000 đồng/khối. Dù giá nước "chát" là thế nhưng chúng tôi không còn cách nào khác", chị Nguyễn Thị Mừng (huyện Ba Tri, Bến Tre) nói.
Tương tự, những con kênh được xây dựng nhằm ngăn nước mặn, dẫn nước ngọt ở tỉnh Bạc Liêu mười mấy năm trước nay đều cạn khô.
Ngoài tiền mua nước ngọt, nhiều hộ dân còn phải trả thêm chi phí thuê xe chở nước, trung bình trong khoảng 100.000 đồng/chuyến tuỳ vị trí xa gần. |
“Từ 2 tuần nay, chúng tôi đã không có đủ nước máy để dùng. Bắt buộc phải “bóp bụng” mua nước ngọt, làm sao sống được nếu không có nước ngọt, chỉ những ai đang phải trải qua tình cảnh này mới thấy nước ngọt quý giá biết bao”, chị Trần Kim Nhung (huyện Phước Long, Bạc Liêu) than thở.
Sống tại một trong những tỉnh đầu nguồn sông Tiền, bà con ở xã Tân Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp cũng phải xếp từng hàng dài trước vòi nước công cộng hiếm hoi còn có nước. Sau vài tiếng chờ đợi, họ có thể mang được vài can nhựa (loại 30 lít) chất lên xe chở về nhà.
"Nước ngọt trong cống đập bị tù đọng, nhiễm các hóa chất từ phân bón, thuốc trừ sâu, mầm bệnh tồn dư. Vì vậy, muốn sạ lúa nông dân chúng tôi phải chờ mưa xuống, ít nhất một tháng nữa. Còn với những cánh đồng hoa màu, nông dân phải tưới qua phễu tự chế để tiết kiệm nước ", anh Nguyễn Bá Vĩnh (xã Hồng Ngự, Đồng Tháp) cho biết.
Theo anh Vĩnh, chỉ tính riêng tiền mua nước sinh hoạt đã chiếm phần lớn thu nhập của hầu hết các gia đình. Chưa kể, việc thiếu nước ngọt còn ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh kế dài lâu chứ không chỉ chuyện hiển hiện trước mắt.
“Tiền chi mua nước ngọt tăng cao trong khi sinh kế ngày càng khó khăn. Lúa chết, rau chết, dịch Covid-19 hoành hành, đồng tiền khó kiếm. Thêm thiếu nước ngọt, tôi cảm giác như tôi và hàng ngàn người dân ĐBSCL đang "héo hon" hơn cả nhưng cây khô ngoài ruộng”, anh Vĩnh buồn bã nói.
Dự báo trong tháng 3 hạn mặn tại ĐBSCL sẽ đạt đỉnh, miền Tây sẽ còn thiếu nước ngọt trầm trọng hơn cả thời điểm này. |
Hạn mặn “lên đỉnh”
Liên quan đến những diễn biến phức tạp của tình hình hạn mặn đã và đang diễn ra tại các tỉnh ĐBSCL, mới đây, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thông (Bộ NN&PTNT) thông tin cho biết, mặc dù hạn mặn đã diễn ra gay gắt, tuy nhiên từ ngày 7 - 15/3 tới đây mới là thời điểm "đạt đỉnh" của hạn mặn năm nay.
Cụ thể, theo Bộ NN&PTNT, từ đầu mùa khô năm 2019 - 2020 đến nay, đợt xâm nhập mặn đạt mức cao xảy ra từ ngày 8 -14/2 (đạt đỉnh ngày 12/2) với ranh mặn 4g/l ở các cửa sông Cửu Long từ 55 - 74km.
Theo dự báo của các cơ quan nghiên cứu khoa học thuộc Bộ NN&PTNT, từ ngày 29/2 đến 6/3, xâm nhập mặn ở ĐBSCL giảm theo kỳ triều xuống, nước ngọt có khả năng xuất hiện ở các cửa sông Cửu Long cách biển từ 45 - 55km trở lên tại thời điểm triều thấp (chân triều).
Từ ngày 7 - 15/3, xâm nhập mặn tăng cao theo kỳ triều cường. Khả năng ở mức cao nhất từ đầu mùa khô, phạm vi ảnh hưởng của ranh mặn 4g/l, phạm vi ảnh hưởng ở khu vực sông Vàm Cỏ (Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây) vào sâu khoảng 100 - 110km; sông Cổ Chiên, sông Hậu (Cửa Định An, Trần Đề) khoảng 70km; sông Cái Lớn 62 - 65km...
Cuối tháng 3/2020, xâm nhập mặn có thể vẫn ở mức cao nhưng thấp hơn so với đợt xâm nhập mặn giữa tháng.
Bộ NN&PTNT nhận định đợt xâm nhập mặn này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vùng canh tác cây ăn trái và nước sinh hoạt của người dân, dự báo có 80.000ha cây ăn trái bị ảnh hưởng do hạn mặn trong mùa khô năm 2019 - 2020.
Để giảm thiểu thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra, Bộ NN&PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL tổ chức giám sát chặt chẽ độ mặn tại các cửa lấy nước, vận hành đóng các cửa cống và công trình thủy lợi khi độ mặn vượt mức cho phép, đảm bảo mặn không xâm nhập sâu vào nội đồng; tranh thủ tích trữ nước ngọt trong thời gian mặn xuống thấp để cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong thời gian xâm nhập mặn lên cao; chưa tổ chức xuống giống lúa vụ hè thu ở những vùng có khả năng ảnh hưởng của xâm nhập mặn...
Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam vừa qua cũng phát đi thông báo của Bộ Thủy lợi Trung Quốc, đến giữa tháng 4, lưu lượng xả ra ở thủy điện Cảnh Hồng xuống hạ lưu sẽ giảm 2.000 - 3.000 m3/s còn 1.500 - 1.600 m3/s. Ảnh hưởng của việc này, dự báo, từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5, nước mặn có thể vào sâu hơn ở miền Tây. Năm 2016, đợt hạn hán, xâm nhập mặn lịch sử tại Đồng bằng sông Cửu Long khiến 600.000 người dân thiếu nước sinh hoạt và 160.000 ha đất bị nhiễm mặn, gây thiệt hại hơn 5.500 tỷ đồng. |
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
- Tai nạn giao thông mới nhất hôm nay 14/4: Cây xanh đổ trúng xe Toyota Fortuner, tài xế thoát nạn
- [Clip] Không làm chủ tốc độ, nam thanh niên đi xe máy suýt chết dưới bánh xe tải
- Hà Nội rà soát đầu tư xây dựng mới, cải tạo công viên, vườn hoa
- Dự báo thời tiết 10 ngày tới: Hà Nội chuyển lạnh, vùng núi chuyển rét
-
Việt Nam - Nhật Bản bàn giải pháp ứng phó lũ quét, sạt lở đất
Kinhtedothi - Ngày 14/4, Tổng cục Phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) tổ chức hội nghị trực tuyến bàn giải pháp phòng...XEM THÊM -
Tai nạn nghiêm trọng trên Quốc lộ 1A khiến một người tử vong
Kinhtedothi - Vào khoảng 9 giờ sáng 14/4, trên Quốc lộ 1A đoạn chạy qua địa phận Quán Hành (Nghi Lộc, Nghệ An) xảy ra...XEM THÊM -
Hà Nội: Thanh tra giao thông bị dọa đánh khi xử lý xe quá tải
Kinhtedothi - Ngày 14/4, Công an quận Hoàng Mai đã tiếp nhận thông tin của tổ công tác Thanh tra giao thông vận tải H...XEM THÊM -
Hà Nội: Cây xanh đổ gục chắn ngang phố Lê Quý Đôn
Kinhtedothi - Khoảng 9 giờ 30 ngày 14/4, một cây xanh bất ngờ bật gốc, đổ chắn ngang phố Lê Quý Đôn, quận Hai Bà Trưn...XEM THÊM -
Giá thép xây dựng hôm nay 14/4: Nhiều thương hiệu bất ngờ đồng loạt tăng giá
Kinhtedothi - Hôm nay (14/4), nhiều ông lớn ngành thép như Hoà Phát, Việt Ý... bất ngờ điều chỉnh giá thép tăng. Hiện...XEM THÊM -
Hải Phòng: Dự kiến khởi công xây dựng cải tạo công viên trung tâm huyện An Dương
Kinhtedothi - UBND huyện An Dương, TP Hải Phòng thông tin sẽ tiến hành cải tạo, chỉnh trang công viên trung tâm huyện...XEM THÊM
-
TP Hồ Chí Minh: Kiến nghị ưu tiên đầu tư cấp bách nhiều dự án giao thông trọng điểm
Kinhtedothi - Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản kiến nghị UBND TP này về việc tập trung nguồn vốn, dồn lực để triển khai cấp bách các dự án giao thông trọng điểm.14-04-2021 10:07
-
Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng: Quỹ đất tiềm năng cho một Thủ đô xanh
Kinhtedothi - Với Hà Nội, vấn đề quy hoạch đô thị ven sông Hồng đã được TP nhắc đến rất nhiều lần và từ rất lâu nhưng đến nay hiện trạng các dự án hai bên bờ sông vẫn chỉ dừng lại ở mức ý tưởng. Vớ...14-04-2021 09:48
-
[Xử lý nhà siêu mỏng, siêu méo: Giải pháp nào triệt để?] Bài 2: Những lỗ hổng pháp lý
Kinhtedothi - Để ngăn chặn sự xuất hiện của những ngôi nhà siêu mỏng, siêu méo, TP Hà Nội đã ban hành nhiều quy định về quản lý xây dựng, kiến trúc công trình trên các tuyến đường mới mở. Tuy nhiên...14-04-2021 09:02
-
Thời tiết hôm nay 14/4: Hà Nội có mưa nhỏ vài nơi, nhiệt độ cao nhất trên 29 độ C
Kinhtedothi - Hôm nay (14/4), thời tiết tại Hà Nội trời nhiều mây, đêm và sáng có mưa nhỏ. Nhiệt độ thấp nhất 22 - 25 độ C. Nhiệt độ cao nhất 27 - 29 độ C C, có nơi trên 29 độ C.14-04-2021 07:32
-
Đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội: Đạt gần 3,6 triệu giờ làm việc an toàn
Kinhtedothi - Đó là thông tin được Phó trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị (ĐSĐT) Hà Nội Lê Trung Hiếu đưa ra tại buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ Lao động thương binh & xã hội Lê Tấn Dũng.14-04-2021 00:38
- Sớm có biện pháp giải quyết chỗ học cho học sinh ở khu đô thị chưa có trường học
- Hà Nội rà soát đầu tư xây dựng mới, cải tạo công viên, vườn hoa
- Tai nạn nghiêm trọng trên Quốc lộ 1A khiến một người tử vong
- Thông tin chính thức vụ cháy trên phố Định Công
- Cần những chính sách mới cho nhà cổ Cự Đà
- Thông tin mới nhất vụ chủ vườn lan "ôm" hàng trăm tỷ đồng của khách rồi bỏ trốn ở Ứng Hòa
- Sôi động thị trường bánh trôi, bánh chay ngày Tết Hàn thực
- Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng: Quỹ đất tiềm năng cho một Thủ đô xanh
- [Báo động tình trạng vi phạm bản quyền báo chí] Bài 3: Có thể xử lý hình sự