Happitopia Hub – Lợi ích xã hội luôn song hành với lợi ích kinh tế

Doãn Thành – Lan Hoàng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Làm kinh tế không hẳn cứ tạo ra lợi nhuận là góp ích cho xã hội. Giá trị bạn tạo ra cho cộng đồng qua hoạt động kinh doanh, qua sản phẩm là điều đáng nói. Mỗi năm vẫn có đến hàng nghìn doanh nghiệp phá sản, một trong các nguyên nhân là do doanh nghiệp đưa ra sản phẩm thiếu trách nhiệm xã hội.

Tác động của trách nghiệm xã hội lên doanh nghiệp

Theo nghiên cứu của Harvard Business Review chỉ ra rằng các doanh nghiệp có hoạt động trách nghiệm xã hội hay đạo đức kinh doanh vì cộng đồng thì hiệu quả sẽ mang lại lợi nhuận cao và lâu dài hơn. Trong hơn 50 năm qua, các tập đoàn hàng đầu thế giới đã dựa vào quy luật này, bao gồm marketing dựa trên vấn đề xã hội thực tế, nỗ lực từ thiện, sáng kiến ​​tình nguyện của nhân viên, sự đa dạng và hòa nhập, để xây dựng thương hiệu và làm hài lòng khách hàng.

Có thể nói, trách nhiệm xã hội của DN trong bối cảnh hiện nay là sự cam kết về chất lượng sản phẩm, tính trung thực trong quảng bá sản phẩm, cũng như bảo đảm an toàn cho người sử dụng. Lòng tin của người tiêu dùng và cộng đồng trong nhiều trường hợp được xây dựng qua trách nhiệm xã hội của DN và trong lịch sử kinh doanh đã có nhiều DN vượt qua đe dọa phá sản nhờ sự chia sẻ của cộng đồng người tiêu dùng.
 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Kết quả khảo sát do Viện Khoa học Xã hội và Lao động tiến hành gần đây trên 24 DN thuộc ngành Da giày và dệt may cho thấy, nhờ thực hiện các chương trình trách nhiệm xã hội mà doanh thu của DN đã tăng 25%, năng suất cũng tăng từ 34,2 triệu đồng lên đến 35,8 triệu đồng/lao động/một năm; tỷ lệ hàng xuất khẩu tăng từ 94% lên 97%.

Trong hoạt động kinh doanh, mục đích của DN cũng nhắm đến người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của mình chứ không phải là khách hàng trung gian. Xã hội có bao nhiêu người sử dụng sản phẩm do DN làm ra, thì DN phải chịu trách nhiệm với bấy nhiêu người tiêu dùng. Đây là trách nhiệm lớn nhất vì liên quan đến cộng đồng.

Trách nhiệm xã hội của các DN thể hiện ở chính sự tự nguyện, tự giác của các DN thực hiện trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh làm sao có được lợi ích cho DN của mình, cho xã hội, nhưng phải đảm bảo sự phát triển bền vững vì mục tiêu kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. DN muốn phát triển bền vững cần phải thực hiện đúng những quy định, chuẩn mực về bảo vệ môi trường, an toàn lao động, đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động...Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nếu DN không tuân thủ trách nhiệm xã hội thì DN sẽ không thể tiếp cận được với thị trường thế giới.

Happitopia Hub và viễn cảnh của 10 năm tới

Với tầm nhìn về một Việt Nam hạnh phúc, hưng thịnh và hùng cường, Happitopia Hub được xây dựng để trở thành hệ sinh thái “khởi nghiệp hạnh phúc” phi lợi nhuận đầu tiên và quy mô nhất tại Việt Nam, là bệ phóng nâng đỡ các start-up trẻ tiềm năng, hỗ trợ và “chắp cánh” các doanh nghiệp trẻ bứt phá bằng chính các mô hình kinh tế sáng tạo, kiến tạo nên giá trị kinh tế mang tính cộng đồng đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội và đất nước.
 Start-up phụng sự xã hội
Mô hình của Happitopia Hub được phân theo quá trình từ thai nghén ý tưởng đến thực thi, bao gồm: Học viện Doanh nhân Hạnh phúc – Vườn ươm G2G – Happitopia Capital với không gian, cơ sở vật chất và tiện nghi đầy đủ. Tham gia Happitopia Hub, các doanh nghiệp sẽ nhận được sự dẫn dắt từ các vị chuyên gia đều là các CEO, chủ tịch HĐQT tập đoàn lớn, có cơ hội học hỏi, truyền cảm hứng qua các buổi hội thảo bàn luận về các vấn đề của nền kinh tế, xã hội. Đồng thời đây sẽ là nền tảng xây dựng nên cộng đồng doanh nghiệp “tử tế” – những những start-up phụng sự, start-up hạnh phúc hoạt động không chỉ để kiến tạo nên giá trị hạnh phúc cho bản thân mà còn lan tỏa giá trị hạnh phúc ra xã hội một cách trọn vẹn.

Trước những thời cơ và tiềm năng hiện hữu trong nhiều năm tới, Happitopia Hub đang được gấp rút hoàn thiện và đi vào hoạt động tại ba điểm đầu tiên là Hà Nội, Huế và TP.HCM. Trong tương lai mô hình này sẽ được phát triển thêm theo xu thế của thế giới và nhân rộng tại mỗi trường đại học khắp cả nước. Đây sẽ là đơn vị theo chân các bạn trẻ từ những lúc còn ngồi trên giảng đường, hỗ trợ, kết nối kịp thời những tài năng không đợi tuổi.

Liên hệ với đại diện của Happitopia Hub, ông Nguyễn Đỗ Lăng chia sẻ:”Happitopia Hub không chỉ là nỗ lực chung tay của doanh nghiệp đi trước muốn giúp đỡ những nhân tố tiềm năng mới mà chúng tôi tham vọng sẽ tạo nên cuộc cách mạng trong lĩnh vực start-up. Lấy trách nghiệm và lợi ích cộng đồng làm cốt lõi, chúng tôi muốn phát triển bản thân đồng thời xây dựng phát triển lứa doanh nhân trẻ thế hệ mới dựa trên các hoạt động phụng sự xã hội. Đây chính là chìa khóa để doanh nghiệp có thể đi sâu, đi xa và đi một cách vững chắc vào lòng người dân cũng như tồn tại một cách lâu bền trên thị trường tiếp tục đảm trách nhiệm vụ dìu dắt các thế hệ sau nữa.”

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần