80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

HĐND TP Hà Nội thông qua Nghị quyết về chính sách hỗ trợ, mức chi quản lý các dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2016-2020

Kinhtedothi - Sáng 4/12, tại kỳ họp thứ 11, HĐND TP Hà Nội khóa XV, 93/94 đại biểu (ĐB) có mặt tại hội trường, đạt 92,08% đã tán thành thông qua Nghị quyết về chính sách hỗ trợ và mức chi quản lý các dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn TP Hà Nội.
Trình bày tờ trình tại hội trường, Giám đốc Sở NN&PTNT Chu Phú Mỹ cho biết mục đích của Nghị quyết là tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với mục tiêu giảm nghèo bền vững của TP giai đoạn 2019-2020. Thực hiện giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần phát triển sản xuất gắn với giảm nghèo trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện từng vùng, tăng thu nhập, cải thiện đời sống của người dân, góp phần hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo của TP Hà Nội, phấn đấu đến hết năm 2020 TP Hà Nội không còn hộ nghèo.

Đối tượng áp dụng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện đang sản xuất nông nghiệp, có nhu cầu được hỗ trợ và chưa nhận hỗ trợ từ bất kỳ nguồn kinh phí nào của ngân sách TP đối với nội dung của dự án. Ưu tiên người dân tộc thiểu số, miền núi còn khả năng lao động thuộc hộ nghèo, phụ nữ thuộc hộ nghèo.Hỗ trợ kinh phí tập huấn theo quy định tại Khoản 2, Điều 1, Nghị quyết số 10/2018/NQ-HĐND ngày 05/12/2018 của HĐND TP. Hỗ trợ 100% cây, con giống, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc trừ sâu... cho các hộ nghèo; 70% cây, con giống, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc trừ sâu... cho các hộ cận nghèo và mới thoát nghèo. Mức hỗ trợ tối đa cho 01 dự án là 500 triệu đồng (đã bao gồm chi phí quản lý dự án, đề xuất mỗi thôn tối đa 1 dự án cho từ 25-35 hộ). Mức chi quản lý dự án: 02% tổng kinh phí thực hiện dự án và thực hiện trong năm 2020 từ nguồn vốn sự nghiệp ngân sách cấp TP và kinh phí đối ứng của người tham gia dự án.

HĐND TP Hà Nội đề nghị UBND TP làm rõ dự kiến tổng kinh phí và khả năng cân đối ngân sách Thành phố khi thực hiện chính sách này. Đồng thời, đề nghị UBND TP có quy định rõ về các điều kiện để xây dựng và triển khai các dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo, có hướng dẫn cụ thể để các tổ chức, cá nhân liên quan biết, thống nhất thực hiện.

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

18 Jul, 09:36 PM

Kinhtedothi - Chiều 18/7, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, Trưởng đoàn khảo sát số 1 của Tổng LĐLĐ Việt Nam đã làm việc với LĐLĐ TP Hà Nội về chuyên đề tình hình triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật cho công nhân (giai đoạn 2018-2025).

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

17 Jul, 11:16 PM

Kinhtedothi - Chiều 17/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án, đất đai theo Kết luận số 77-KL/TW ngày 2/5/2024 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội và triển khai ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án tồn đọng trên phạm vi cả nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ