Hệ thống y tế của Việt Nam được kỳ vọng đạt đẳng cấp thế giới

Đỗ Hương
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Nhân dịp kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ, cộng đồng doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam chia sẻ về những kỳ vọng của doanh nghiệp đẩy mạnh quan hệ thương mại - đầu tư trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là chăm sóc y tế.

Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, Tiến sĩ Mason Cobb - Chủ tịch HĐQT hệ thống phòng khám quốc tế Victoria Healthcare cho rằng, Việt Nam đã thể hiện rất tốt trong việc đối phó với đại dịch Covid-19, tạo động lực để hệ thống y tế Việt Nam trở nên đẳng cấp thế giới trong tương lai.
 Tiến sĩ Mason Cobb - Chủ tịch HĐQT hệ thống phòng khám quốc tế Victoria Healthcare.
Khi Việt Nam đạt được tình trạng thu nhập trung bình và nguồn ODA giảm, cho đến nay, Chính phủ Việt Nam đã tạo điều kiện hỗ trợ để thu hút đầu tư. Tuy nhiên, các quy định hiện nay vẫn còn phức tạp và chưa tạo ra một sân chơi thực sự đẳng cấp với các công ty nước ngoài đầu tư tại Việt Nam.
Về mặt thách thức đối với Việt Nam, ông Cobb cho rằng vẫn còn những rào cản pháp lý có thể làm giảm việc thu hút đầu tư. Chẳng hạn, Bộ Y tế đã đề xuất tất cả các bác sĩ nước ngoài phải nói thông thạo tiếng Việt. Điều này có thể gây ức chế đạt được một tiêu chuẩn quốc tế thực sự cho chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam.
Ông Cobb cho rằng quan điểm về chăm sóc sức khỏe của người Việt Nam khá khác biệt khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài bối rối, vì không hiểu được những nhận thức của bệnh nhân Việt Nam. Chính vì vậy, điều này khiến các nhà đầu tư nước ngoài cân nhắc kỹ lưỡng khi đầu tư vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam.
Thực tế cho thấy, Việt Nam đã thể hiện rất tốt trong việc đối phó với đại dịch Covid-19, tạo động lực để hệ thống y tế Việt Nam trở nên đẳng cấp thế giới. Mặc dù hai việc chăm sóc sức khỏe bệnh nhân và chống đại dịch Covid-19 là hoàn toàn khác nhau, Việt Nam sẽ cùng lúc có động lực trong việc đi đầu xu hướng thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực y tế.
Tuy nhiên, điều này có thể tạo ra các rào cản cho nhà đầu tư trong nước quan tâm và giảm các tiêu chuẩn và chuyên môn mà nhiều nhà đầu tư quốc tế có thể mang lại. Thực tế cho thấy việc tiếp tục mối quan hệ hợp tác và hỗ trợ với cộng đồng y tế quốc tế là con đường ngắn nhất và chắc chắn nhất đối với Việt Nam, để đạt mục tiêu chăm sóc sức khỏe đẳng cấp thế giới.
Để làm được điều đó, Việt Nam cần giảm gánh nặng pháp lý và củng cố áp dụng công bằng đối với các quy định. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể dễ dàng tiếp cận với các cơ quan có thầm quyền cũng là chìa khóa để đạt được mục tiêu này.
"Đối với hệ thống phòng khám, chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng, tăng trưởng và phát triển khả năng tiếp cận và kỹ năng của chúng tôi. Chúng tôi cũng sẽ đầu tư vào nguồn nhân lực từ Mỹ vào Việt Nam" - ông Cobb cho biết và nhấn mạnh: "Chúng tôi kỳ vọng ở Việt Nam một hệ thống tích hợp hơn, kết hợp bán lẻ dược phẩm, bảo hiểm, giáo dục và chăm sóc bệnh nhân như một hệ thống liền mạch, rất hiệu quả và thân thiện với bệnh nhân".

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần