Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hiệu quả vượt trội nhờ nuôi trùn quế

Kinhtedothi - Nhằm tận dụng chất thải chăn nuôi và phụ phẩm trồng trọt, xử lý triệt để vấn đề môi trường tại trang trại, chị Trương Kim Hoa, chủ nhân của Trang trại Hoa Viên (huyện Thạch Thất) đã nghiên cứu, tìm đến giải pháp từ trùn quế.
Phân hữu cơ Đại Ngàn của Trang trại Hoa Viên được giới thiệu tại hội chợ.
Bà chủ của Trang trại Hoa Viên cho biết, đã nghiên cứu, ứng dụng công nghệ enzyme vào xử lý chất thải tạo ra nguồn thức ăn sạch để nuôi trùn quế. Quy trình cho ra 3 sản phẩm gồm: Phân trùn quế, trùn quế giống và trùn quế thịt. Phân trùn quế là một loại phân hữu cơ đặc biệt có hàm lượng dinh dưỡng cao và cân đối. Thử nghiệm trên diện tích rau hữu cơ tại Trang trại Hoa Viên cho thấy, sản phẩm không chỉ dễ hấp thụ mà còn có khả năng loại trừ các độc tố, nấm và vi khuẩn có hại trong đất.
Thực tế, đây không phải là lần đầu tiên trùn quế được ứng dụng trong xử lý chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, Trang trại Hoa Viên đã tự lai tạo giống trùn quế có khả năng kháng bệnh tốt, sức tiêu hủy chất hữu cơ vượt trội. Đặc biệt là có thể thích nghi với điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở miền Bắc. Chị Trương Kim Hoa cho biết, với nghiên cứu mới từ ứng dụng trùn quế, hàng năm Trang trại Hoa Viên đã xử lý được khoảng 30.000 tấn chất thải nông nghiệp. Điều đáng khích lệ, phân trùn quế của Trang trại Hoa Viên đã được Tổ chức CERES quốc tế của Cộng hòa Liên bang Đức chứng nhận đủ điều kiện cho sản xuất hữu cơ theo tiêu chuẩn Mỹ và châu Âu, đồng thời được Bộ NN&PTNT cấp chứng nhận lưu hành toàn quốc với thương hiệu “Phân hữu cơ Đại Ngàn”.

Theo chị Trương Kim Hoa, nhờ nuôi trùn quế, toàn bộ chất thải nông nghiệp của Trang trại Hoa Viên đã được xử lý triệt để. Sản phẩm thu được từ nuôi trùn quế được tái sử dụng tại chỗ, giúp hạ giá thành nông sản, thực phẩm. Đặc biệt là góp phần giải quyết bài toán môi trường trong nông nghiệp… Dù bước đầu mang lại hiệu quả tích cực, tuy nhiên mô hình nuôi trùn quế tại Trang trại Hoa Viên chỉ dừng ở quy mô hẹp, là đề tài thử nghiệm. Để nhân rộng mô hình, chị Trương Kim Hoa cho rằng, các sở, ngành của Hà Nội cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ về giống, vật tư và kỹ thuật nuôi trùn quế. Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, nhân rộng mô hình đến các hộ dân, cần xây dựng chuỗi liên kết giữa DN, hợp tác xã và nông hộ nuôi trùn quế nhằm mang lại thu nhập ổn định cho bà con nông dân. Đây sẽ là giải pháp bền vững tiến tới giải quyết triệt để bài toán môi trường trong sản xuất nông nghiệp đang rất nóng hiện nay.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Quảng Ngãi: gõ cửa từng nhà, gom dữ liệu nông thôn

Quảng Ngãi: gõ cửa từng nhà, gom dữ liệu nông thôn

07 Jul, 10:41 AM

Kinhtedothi-Từ đầu tháng 7, Quảng Ngãi đồng loạt ra quân thực hiện cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025. Dữ liệu thu thập lần này sẽ là cơ sở quan trọng cho hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp - nông thôn phù hợp với giai đoạn mới, đặc biệt sau khi địa phương mở rộng địa giới hành chính.

Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

01 Jul, 11:06 PM

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu cần tiếp tục thực hiện các chương trình, phong trào thi đua, kiên trì, kiên định để thực hiện bằng được mục tiêu xây dựng "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh" và "giảm nghèo toàn diện, bao trùm và bền vững".

Gia tăng giá trị cho nông nghiệp Hà Nội

Gia tăng giá trị cho nông nghiệp Hà Nội

01 Jul, 03:18 PM

Kinhtedothi – Trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, Hà Nội lựa chọn phát triển nông nghiệp đa giá trị, song vẫn mang những đặc trưng, hài hòa với quy hoạch đô thị và bảo vệ môi trường sinh thái.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ