Hòa đàm Syria căng thẳng nhưng có tín hiệu tích cực

Lan Hương (Theo RT)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Đặc phái viên của Tổng thống Nga tại Syria Aleksandr Lavrentiev thừa nhận, các cuộc đàm phán trực tiếp giữa chính phủ Syria và phe đối lập khó xảy ra.

Chính phủ Syria và phe đối lập đã tìm ra một con đường thích hợp cho các cuộc hòa đàm, đại diện phái đoàn Nga cho biết.
 Đại diện các bên tại hòa đàm Syria.
Đặc phái viên của Tổng thống Nga tại Syria Aleksandr Lavrentiev dự báo một "kết quả khả quan" cho cuộc hòa đàm 2 ngày tại thủ đô Astana, Kazakhstan nhưng thừa nhận rằng các cuộc đàm phán trực tiếp vẫn khó xảy ra.
"Ngày đầu tiên của các cuộc đàm phán đã diễn ra tương đối hiệu quả”, ông Lavrentiev nói. Cuộc hòa đàm có sự tham dự của 3 quốc gia bảo trợ cho lệnh ngừng bắn tại Syria là Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, Đặc phái viên của Liên Hợp quốc (LHQ) về vấn đề Syria Staffan de Mistura, Đại sứ Mỹ tại Kazakhstan, cùng đại diện của chính phủ Syria và phe đối lập có vũ trang.
Tuy nhiên, các cuộc đàm phán trực tiếp về một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột gần 6 năm tại Syria giữa chính phủ và phe đối lập vẫn chưa thể tiến hành, ông Lavrentiev thừa nhận.
Các nhà quan sát bình luận, các yếu tố quan trọng nhất khiến phe đối lập đồng ý tham gia vào cuộc đàm phán chính là sự kiện thay đổi lãnh đạo ở Washington và giải phóng Aleppo.
Mỹ hiện nay đã có chính quyền mới và phe đối lập nhận ra rằng họ sẽ không nhận được sự ủng hộ như thời cựu Tổng thống Obama. Đây cũng là lần đầu tiên không có mặt đại diện Mỹ trong cuộc đàm phán về tình hình Syria kể từ khi cuộc nội chiến diễn ra. Việc quân chính phủ, với sự hỗ trợ từ Nga giải phóng Aleppo cũng khiến phe đối lập phải “xuống nước”, một nhà bình luận nhận định.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần