80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hòa giải ở cơ sở: Hóa giải mâu thuẫn phải thấu tình, đạt lý

Kinhtedothi - Thời gian qua, công tác hòa giải ở cơ sở đã được chú trọng thực hiện theo phương châm "tối lửa tắt đèn có nhau", "bán anh em xa mua láng giềng gần", "đóng cửa bảo nhau"; phải dùng cái lý, cái tình để có thể hóa giải được mâu thuẫn.
Một tiểu phẩm trong cuộc thi hòa giải viên giỏi TP Hà Nội năm 2019. Ảnh: Hồng Thái
Tham gia công tác hòa giải nhiều năm, bà Nguyễn Thị Lan (xã Thượng Mỗ, huyện Đan Phượng) đã chứng kiến nhiều vụ việc xảy ra, có những mâu thuẫn trong gia đình với lý do rất nhỏ, nhưng lại thành mâu thuẫn lớn. Có những vụ việc nguyên do chỉ vì quan niệm sống khác nhau, cách chăm sóc con cháu giữa mẹ chồng, nàng dâu, dẫn đến mâu thuẫn sinh hoạt hàng ngày. Hoặc mở rộng hơn nữa là tranh chấp lối đi, cái móng tường dẫn đến anh em, hàng xóm xô xát. “Thậm chí, có vụ việc hai anh em ruột tranh cãi, vác gậy đòi đánh nhau chỉ vì tranh chấp đất đai. Người anh cho rằng, em trai xây cổng lấn sang đất nhà mình nên đòi đập bỏ. Trong khi, người em cho rằng, đó là đất bố mẹ cho, đất còn thiếu nên phải lấy thêm cho đủ. Đồng thời, người em thách anh đập phá. Khi các hòa giải viên tìm hiểu sự việc, mới biết hai anh em ở nhầm trên thửa đất của nhau. Tổ hòa giải đã đề nghị hai anh em cùng ngồi với nhau, tìm hướng giải quyết hợp lý, phải dùng cái tình, cái lý để tiến hành hòa giải” - bà Nguyễn Thị Lan chia sẻ.
Tham gia công tác hòa giải, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Tản Lĩnh (huyện Ba Vì) Nguyễn Thị Hồng Lê cho biết, để hòa giải thành công một vụ việc là cả quá trình mà người làm hòa giải luôn phải thấu đáo mọi việc, lời nói và hành động phải có uy tín đối với người dân thì hiệu quả mới đạt cao. Người làm công tác hòa giải phải am hiểu pháp luật, nhất là liên quan đến Luật Đất đai, Luật Hôn nhân & Gia đình… Đồng thời, luôn gần gũi với Nhân dân, phải nỗ lực xây dựng gia đình mình luôn gương mẫu, chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương. Quá trình hòa giải, hòa giải viên phải biết lắng nghe, hiểu rõ nội dung sự việc, nhiều việc phải hòa giải từng phần, phải dùng cái lý, cái tình để có thể hóa giải được mâu thuẫn. Bên cạnh đó, phải tranh thủ sự giúp đỡ của những người có uy tín trong dòng họ để họ có thêm tiếng nói trong những vụ mâu thuẫn lớn của gia đình. Đối với các vụ việc liên quan đến phụ nữ rất phức tạp, phải tham gia hòa giải cẩn thận, nếu không rất dễ đổ vỡ mọi chuyện, gây phiền lụy đến xã hội.
Từ suy nghĩ đến hành động, nhiều năm qua, nhiều vụ việc đã được Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Tản Lĩnh Nguyễn Thị Hồng Lê tham gia hòa giải thành công. Có vụ việc mâu thuẫn giữa ông Trần Văn T. và bà con lối xóm. Do nhà ông T. gần đường của thôn, trước đây con đường đi qua nhà ông ra cánh đồng có lối đi nhưng do người dân ít đi lại qua đây nên ông T. đã xây bịt lối đi này, dành phần đất cho nhà mình. Sau vài năm, khi tuyến đường được mở rộng qua đây, người dân đề nghị ông T. trả lại đất để mở rộng đường, nhưng ông T. cho rằng đoạn đường này là đất của nhà mình. Các hòa giải viên đã gặp gỡ hai bên, đề nghị cán bộ địa chính xã xem lại khu đất này và đối chiếu kiến nghị của người dân là đúng. Sau khi các hòa giải viên cho ông xem lại toàn bộ bản đồ địa chính về khu đất, thuyết phục hòa giải, ông T. đã đồng ý trả lại đất.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

18 Jul, 09:36 PM

Kinhtedothi - Chiều 18/7, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, Trưởng đoàn khảo sát số 1 của Tổng LĐLĐ Việt Nam đã làm việc với LĐLĐ TP Hà Nội về chuyên đề tình hình triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật cho công nhân (giai đoạn 2018-2025).

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

17 Jul, 11:16 PM

Kinhtedothi - Chiều 17/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án, đất đai theo Kết luận số 77-KL/TW ngày 2/5/2024 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội và triển khai ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án tồn đọng trên phạm vi cả nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ