Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hoàng Công Lương phủ nhận trách nhiệm việc tồn dư hoá chất

Đông Phong
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Bị cáo Hoàng Công Lương cho rằng việc trong nước tồn dư hoá chất không thuộc trách nhiệm của mình…

 Quang cảnh phiên toà
Hôm nay (ngày 15/1), TAND TP Hoà Bình tiếp tục xét xử bác sĩ Hoàng Công Lương và những người có tránh nhiệm trong vụ án chạy thận khiến 9 người tử vong tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Hoà Bình.
Trong ngày thứ 2 xét xử, HĐXX đã tiến hành xét hỏi bị cáo Hoàng Công Lương. Diễn giải tại phiên toà, bị cáo Lương xác định, việc bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống lọc nước RO số 2 làm tồn dư hoá chất là nguyên nhân dẫn đến sự cố. Do đó, bị cáo Lương cho rằng không phải chịu trách nhiệm về nguồn nước trong thực hiện máy chạy thận.
Theo bị cáo Lương, quy chế của khoa thì trách nhiệm thuộc về trưởng khoa. Tuy nhiên, tại BVĐK tỉnh Hòa Bình không phải chịu trách nhiệm vì Đơn nguyên thận nhân tạo không có kỹ sư chịu trách nhiệm. Trong trường hợp này thì kỹ sư của Phòng Vật tư y tế phải chịu trách nhiệm. Bị cáo Lương không biết điều dưỡng Đỗ Thị Điệp có được giao quản lý chất lượng nước hay không nhưng có niềm tin là có thể sử dụng được. Sau điều dưỡng viên Nguyễn Thị Hằng thông báo các chỉ số trong giới hạn an toàn. Phòng Vật tư giao cho Đơn nguyên thận nhân tạo sử dụng thì mặc nhiên chất lượng nước đã được an toàn. Việc bàn giao này được thực hiện bằng miệng thông qua thông báo của các điều dưỡng.
Trưởng phòng Vật tư y tế không thông báo cho bị cáo Lương, nhưng nhân viên phòng Vật tư y tế là bị cáo Sơn đã thông báo cho điều dưỡng Điệp. Việc bị cáo Sơn và bị cáo Khiếu không thông báo, ông Hoàng Công Tình không thông báo vì không có quy định nào về việc trưởng - phó khoa đồng ý mới được sử dụng nước RO. Từ trước đến nay, khi Phòng Vật tư y tế giao thì Đơn nguyên thận nhân tạo sẽ tiếp tục sử dụng…
Giải trình tại phiên toà, bị cáo Bùi Mạnh Quốc - người trực tiếp bảo dưỡng hệ thống lọc nước cho biết, hai hệ thống RO số 1 và RO số 2 chạy song song độc lập với nhau. Bị cáo Quốc nhiều lần sửa chữa hệ thống Ro số 2. Theo bị cáo, tùy theo màng cặn hay không cặn mà dùng các liều lượng hóa chất với nhau và suốt 12 năm hành nghề chưa hề có quy định nào về thời gian sục rửa màng R0. Do muốn màng đảm bảo sạch nên bị cáo Quốc đã dùng hóa chất. Trong việc bàn giao thiết Bùi Mạnh Quốc chỉ làm việc với bị cáo Sơn. Chiều trước khi xảy ra sự cố, bị cáo Quốc có gọi cho bị cáo Sơn lấy mẫu nước, ngày hôm sau vào thì thấy máy đã bật và có hỏi cán bộ (điều dưỡng Hằng) ở đó thì bảo không ai nói gì. Sau đó sự cố xảy ra…
Giải trình về trách nhiệm sửa chữa hệ thống RO số 2, bị cáo Trương Quý Dương cho biết, bệnh viện không đủ năng lực nên thuê Công ty CP Dược phẩm Thiên Sơn. Tuy nhiên, việc để xảy ra sự cố y khoa chạy thận, trách nhiệm không chỉ thuộc về bệnh viện. Theo bị cáo Dương, việc sửa chữa hệ thống RO trước ngày 29/5/2017 không phải sửa chữa đột xuất, mà nằm trong kế hoạch năm, thông qua hội đồng, giao cho phòng Vật tư y tế phụ trách. Theo bị cáo Dương, xảy ra sự cố y khoa chạy thận nhân tạo, trách nhiệm của bệnh viện là vấn đề chuyên môn, kỹ thuật lọc máy, còn trách nhiệm của Công ty CP Dược phẩm Thiên Sơn là cung cấp máy, kỹ thuật vận hành máy.
“Bị cáo thừa nhận có trách nhiệm trong vụ việc này, nhưng mong HĐXX làm rõ đâu là trách nhiệm trực tiếp, đâu là trách nhiệm gián tiếp. Bởi, để xảy ra sự cố y khoa BVĐK tỉnh Hòa Bình có nhiều nguyên nhân, liên quan đến nhiều người. Đến thời điểm hiện tại, bị cáo chưa biết đâu là nguyên nhân trực tiếp, đâu là nguyên nhân gián tiếp. Với cương vị người đứng đầu bệnh viện, bị cáo xin nhận trách nhiệm” – Bị cáo Dương nêu quan điểm.

Phiên toà sẽ tiếp tục xét xử vào ngày mai 16/1.