80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hoạt động của hệ thống bảo tàng: Tụt hậu vì chậm đổi mới

Kinhtedothi - Việt Nam có 162 bảo tàng, lưu giữ hơn 3 triệu hiện vật phản ánh toàn diện về đất nước và con người Việt Nam trong tiến trình lịch sử, trong đó có tới 120 hiện vật, nhóm hiện vật là bảo vật quốc gia. Tuy nhiên, phần lớn các bảo tàng chỉ lưu giữ, bảo tồn giá trị văn hóa, lịch sử, phục vụ công tác nghiên cứu chứ chưa thật sự trở thành nơi học tập, hoặc là những điểm đến hấp dẫn du khách.
Du khách tham quan Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam. Ảnh: Công Hùng
Trưng bày cũ kĩ và lạc hậu
Nằm trên đường Nguyễn Thái Học, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Thủ đô. Tại đây lưu giữ và giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu có giá trị, những bằng chứng sinh động về sự phát triển của nền mỹ thuật Việt Nam từ thời tiền sử đến nay. Mặc dù vậy, lượng khách trung bình mỗi năm của bảo tàng rất khiêm tốn, chỉ khoảng 50.000 - 60.000 lượt người, trong đó 90% là khách quốc tế. Tương tự, Bảo tàng đường Hồ Chí Minh (Yên Nghĩa, Hà Đông) có nhiều hiện vật đặc sắc như: Pháo cao xạ sử dụng trong chiến tranh chống Mỹ, hầm chỉ huy cơ bản đường Trường Sơn, các loại phương tiện vận tải… nhưng luôn trong tình trạng thưa vắng khách.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do việc trưng bày thiếu thu hút và đa dạng.
Theo Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Hải Vân, bên cạnh trưng bày thường xuyên, các bảo tàng cần đầu tư cho trưng bày chuyên đề với những kịch bản riêng, đề cao tính tương tác, khơi gợi tìm tòi, suy nghĩ từ công chúng. Khi đó, bảo tàng không chỉ là nơi trưng bày hiện vật, mà trở thành nơi phản biện xã hội, thu hút sự quan tâm, suy ngẫm của người xem.
Anh Vũ Quang Bá - nhân viên một công ty lữ hành nhận xét về Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam: “Ánh sáng trong bảo tàng chưa làm nổi bật được các tác phẩm. Bảo tàng lưu giữ nhiều bảo vật quốc gia nhưng việc trình bày thiếu sống động. Còn website của bảo tàng thì hình ảnh, tư liệu quá ít, trình bày khô khan, thiếu điểm nhấn. Du khách muốn tìm hiểu một số hiện vật, bảo vật quốc gia lại khó tìm kiếm thông tin”. Còn theo anh Hoàng Trung Thông, du khách đến từ Thái Nguyên: “Đến Bảo tàng đường Hồ Chí Minh, tôi được vào cửa tự do, không mất vé cũng không ai đón tiếp. Chúng tôi phải tự tìm đến văn phòng, nhờ người quản lý mới được phục vụ”.

Rõ ràng, nhu cầu của khách tham quan đến bảo tàng không còn chỉ đơn giản là ngắm nhìn hiện vật quý được trưng bày trong các tủ kính mà họ muốn được tham gia, thực hành, trải nghiệm nhằm tìm hiểu kiến thức, thông tin và cũng không thể thiếu đó là nhu cầu giải trí. Tuy nhiên, để đáp ứng được xu thế chung này thì với hệ thống bảo tàng ở Việt Nam vẫn đang ở “vạch xuất phát”. Trong khi đó hiện nay mô hình “bảo tàng thông minh” với sự hỗ trợ của khoa học và công nghệ đang là hướng đi mới của nhiều bảo tàng trên thế giới.

Thay đổi để tồn tại

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Huy - nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học: Việc lồng ghép tương tác, trải nghiệm trong trưng bày giúp công chúng thu nhận thông tin hiện vật một cách chủ động và hiệu quả. Với những bảo tàng có các hoạt động tương tác, trải nghiệm độc đáo, mới lạ sẽ thu hút đông đảo công chúng đến tham quan. Để có được hiệu quả đó, những người làm công tác trưng bày bảo tàng cần nghiên cứu nội dung, lập kế hoạch trưng bày ngắn hạn, dài hạn, tạm thời. Đồng thời, họ cần tiếp cận, thay đổi cách thức trưng bày từ tĩnh sang động, kết hợp với công nghệ số, lồng ghép với các hoạt động trải nghiệm để thu hút khách tham quan.

Hệ thống bảo tàng tại Việt Nam đang góp phần lưu giữ, bảo tồn các hiện vật, tài liệu quý, nhưng chưa đủ sức hấp dẫn, lôi cuốn du khách. Vừa qua, Bộ VHTT&DL có công văn gửi bộ, ngành, tổ chức chính trị, xã hội ở T.Ư và UBND các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư về việc định hướng hoạt động bảo tàng. Một trong 4 định hướng chính được đặt ra là xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện Đề án “Đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động bảo tàng gắn với phát triển du lịch”.

Tuy nhiên, việc định hướng trên cũng chỉ là bước tạo đà, còn triển khai ra sao là ở chính các bảo tàng. Hiện thực tế đang có một nghịch lý, nơi sợ khách đến thăm, nơi lại quá vắng khách. Đơn cử, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam dù rất muốn phát triển, gắn kết với du lịch nhưng đơn vị này lại sợ quá đông khách tham quan vì chỉ có khuôn viên có 300m2, một lượt phục vụ tối đa chỉ 30 người. Còn Bảo tàng đường Hồ Chí Minh ở xa trung tâm, gắn kết du lịch khó khăn nên thường xuyên “vắng như chùa bà đanh”. Vì vậy, với mỗi đặc trưng khách nhau, người đứng đầu bảo tàng cần có định hướng, đổi mới, nâng cao chất lượng phù hợp với thực trạng từng nơi.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

18 Jul, 09:36 PM

Kinhtedothi - Chiều 18/7, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, Trưởng đoàn khảo sát số 1 của Tổng LĐLĐ Việt Nam đã làm việc với LĐLĐ TP Hà Nội về chuyên đề tình hình triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật cho công nhân (giai đoạn 2018-2025).

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

17 Jul, 11:16 PM

Kinhtedothi - Chiều 17/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án, đất đai theo Kết luận số 77-KL/TW ngày 2/5/2024 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội và triển khai ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án tồn đọng trên phạm vi cả nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ