Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Học ngành Đông Nam Á, nhiều cơ hội việc làm

Kinhtedothi - Khi nói về ngành Đông Nam Á (ĐNA) hoàn toàn mới ở miền Bắc Việt Nam, PGS.TS Hoàng Anh Tuấn – Phó Hiệu trưởng trường Đại học (ĐH) Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội khẳng định, những người đầu tiên học trong lĩnh vực này có rất nhiều triển vọng và cơ hội việc làm.
 Ảnh minh họa
Trước đây, ĐNA chỉ là chuyên ngành nằm trong ngành Đông Phương học. Tuy nhiên, trước sự hội nhập và hình thành Hiệp hội các quốc gia ĐNA, những cộng đồng chung về an ninh, kinh tế, văn hóa ở hơn 10 quốc gia và khu vực thì nhu cầu tìm hiểu kỹ hơn và phát triển sâu hơn về chuyên môn, ngôn ngữ của các nước này lớn. Vì thế, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn quyết định tách ĐNA từ chuyên ngành nhỏ ra thành ngành độc lập, bắt đầu tuyển sinh từ năm nay với 50 chỉ tiêu.
Trong 3,5 – 4 năm học với 140 tín chỉ, trừ những kiến thức bắt buộc của khối ngành khoa học xã hội nhân văn, các môn học bắt buộc theo quy định của Bộ GD&ĐT, sẽ có khoảng 4/5 thời lượng học tập dành cho những học phần liên quan đến ĐNA. Nhà trường đặt vấn đề ngoại ngữ tiếng Anh của sinh viên ĐNA về cơ bản phải đạt mức độ chuẩn.
Bên cạnh đó, sinh viên phải vững một ngôn ngữ khác thuộc về ĐNA. Khối kiến thức thứ hai có trong ngành ĐNA là đất nước học. Sinh viên sẽ được tìm hiểu về lịch sử, tôn giáo, phong tục tập quán, các điều kiện kinh tế - xã hội của khu vực ĐNA hiện nay. Để hình thành nên nguồn nhân lực tốt, nhà trường chú trọng trang bị kỹ năng cho sinh viên.
Ngoài 45 – 50 tiết dành cho phát triển kỹ năng, sinh viên còn được tham gia các khóa đào tạo bổ trợ. Cộng với hơn 50 nhóm và câu lạc bộ trong trường sẽ trang bị cho sinh viên kỹ năng ngoại ngữ, thuyết trình, hùng biện, thuyết phục cấp trên và đối tác, xây dựng văn bản, tìm kiếm cơ hội, xây dựng hồ sơ lý lịch cá nhân…

PGS.TS Hoàng Anh Tuấn cho biết, cơ hội việc làm của sinh viên ngành ĐNA là rất rộng mở, thị trường lao động không chỉ trong môi trường nghiên cứu mà còn trong DN, giao lưu hợp tác đầu tư. Địa bàn làm việc không bó hẹp ở Việt Nam mà còn trong khu vực các nước ĐNA. Tất nhiên, nếu sinh viên có tư duy tích cực, phông kiến thức ĐNA giỏi, kỹ năng chắc thì chắc chắn sẽ thành công.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sẽ triển khai dạy 2 buổi/ngày với cả trường THCS, THPT

Sẽ triển khai dạy 2 buổi/ngày với cả trường THCS, THPT

04 Apr, 03:39 PM

Kinhtedothi - Hiện bậc tiểu học đã bắt buộc dạy 2 buổi/ngày. Tới đây, Bộ GD&ĐT sẽ sửa đổi quy định, yêu cầu các trường cấp THCS, THPT cũng bắt buộc phải dạy 2 buổi/ngày. Đây là thông tin được Vụ trưởng Vụ Giáo dục phổ thông (Bộ GD&ĐT) Thái Văn Tài chia sẻ.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ