Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Học Singapore, Hạ Long kích thích chi tiêu bằng sản phẩm độc đáo

Hương Thảo
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Là điểm đến của tỷ phú, siêu du thuyền hạng sang và cả giới thượng lưu trong cuộc đua thuyền buồm quốc tế Clipper Race 2019 - 2020, Hạ Long đang nỗ lực nối dài trải nghiệm của du khách với những mô hình mua sắm độc đáo, mang đậm dấu ấn di sản.

Văn hóa bản địa luôn tạo sức hút với du khách quốc tế. 
Hẫp dẫn như văn hoá di sản
Nhắc tới các thiên đường du lịch, không thể bỏ qua Singapore, một quốc gia nhỏ bé, không được ưu đãi về tài nguyên thiên nhiên song lại nằm trong top các thành phố hút khách nhất thế giới 2018. Bí kíp không chỉ ở hệ thống công viên vui chơi giải trí hàng đầu hay những con phố mua sắm bất tận, mà còn nằm ở những khu phố di sản, nơi du khách có thể khám phá câu chuyện văn hóa được in dấu trong từng căn nhà, món ăn, và vô số các sản phẩm thủ công truyền thống.
Điển hình là Joo Chiat - khu phố mang đậm nét văn hóa người Peranakan. Những căn nhà phố giàu tính di sản song hành cùng các cửa hàng cổ kính sẽ đưa du khách trải nghiệm thời kỳ người Peranakan - hậu duệ của người Trung Quốc nhập cư đến Singapore từ thế kỷ XV. Ngay cả những mặt hàng được bày bán tại Joo Chiat cũng mang tính di sản như vải vóc, trang phục truyền thống, trang sức thủ công, ẩm thực địa phương… Sức hút từ khu phố mua sắm với các sản phẩm mang đậm văn hóa quốc gia dễ dàng khiến du khách mở hầu bao trong các chuyến đi, đặc biệt là khách phương Tây.
Bởi vậy, theo thống kê, mức chi tiêu trung bình 1 ngày của khách du lịch khi tới Singapore lên tới 286 USD, hay ở Phuket (Thái Lan) - nơi có đường Thalang, đường Dibuk đầy quyến rũ trong khu phố cổ cũng lên tới 239 USD. Trong khi đó, tham chiếu với Việt Nam – nơi có vô số di sản văn hóa cùng vẻ đẹp thiên nhiên trác tuyệt; lượng khách quốc tế tới Việt Nam trong 6 tháng đầu năm lên tới 8.5 triệu, tăng 7.5% so với cùng kỳ. Song mức chi tiêu trung bình của du khách chỉ dừng ở 96 USD/ ngày.
Nhiều chuyên gia du lịch đánh giá, khách nước ngoài đến Việt Nam rất ưa chuộng sản phẩm do chính bàn tay người dân bản địa tạo ra, mang màu sắc địa phương độc đáo. Tuy nhiên, tại các danh lam thắng cảnh nổi tiếng chưa có các khu phố di sản được đầu tư quy hoạch, khiến khách du lịch có ít sự lựa chọn để vui chơi, giải trí, mua sắm và không biết tiêu tiền vào đâu.
Khách ngoại đến Hạ Long tiếp tục tăng mạnh trong 'mùa vàng' du lịch tàu biển đang cận kề.
Làng di sản - mô hình có "1-0-2"
Riêng tại vùng di sản Hạ Long, sự xuất hiện của tổ hợp vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng ấn tượng của Tập đoàn Sun Group đã đóng vai trò không nhỏ trong việc thu hút 8,5 triệu lượt khách tới Quảng Ninh chỉ trong 6 tháng đầu năm. Bên cạnh đó, du lịch Hạ Long còn được bổ trợ bởi những bứt phá về hạ tầng như hệ thống đường cao tốc thuận tiện, Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn mở thêm nhiều đường bay quốc tế mới tới Seoul (Hàn Quốc), Thẩm Quyến, Hồ Nam (Trung Quốc), đặc biệt, Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long đón xấp xỉ 40.000 lượt khách, chiếm gần 30% lượt khách quốc tế tới Việt Nam bằng đường tàu biển trong 6 tháng đầu năm.
Sở hữu cảng tàu khách chuyên biệt duy nhất của Việt Nam, Hạ Long hưởng lợi lớn từ dòng khách quốc tế cao cấp với con số được dự báo tiếp tục tăng mạnh khi “mùa vàng” du lịch tàu biển đang cận kề (từ tháng 9,10 đến tháng 4 năm sau).
Thế mạnh này của Hạ Long sẽ được chắp cánh nếu một khu phố Joo Chiat hay đường Thalang cổ kính xuất hiện bên bờ vịnh di sản, hoàn thiện hệ sinh thái mua sắm, giải trí, nghỉ dưỡng ở thiên đường du lịch hấp dẫn nhất miền Bắc.
Và thực tế, không lâu nữa, một khu phố được định hướng phát triển về văn hóa truyền thống nằm trong phân khu châu Âu (Shophouse Europe) thuộc tổ hợp nhà phố thương mại Sun Plaza Grand World sẽ được ra đời, định vị trở thành “ngôi làng” kinh doanh sản vật địa phương, những món đồ độc bản – kèm với dịch vụ, ẩm thực truyền thống đặc sắc.
Những sản phẩm đặc trưng của Hạ Long và Việt Nam sẽ được trưng bày trong khung cửa sổ cá tính tựa như chính sản phẩm đó. Du khách có thể “lạc lối” giữa những sản phẩm lạ mắt được chế tác tinh xảo từ “kim cương đen”, vỏ ốc hay sắm cho mình những trang phục thời trang từ lụa tơ tằm – đặc biệt hấp dẫn khách phương Tây đến Vịnh di sản bằng đường tàu biển… Còn muốn thưởng thức những món ăn truyền thống địa phương, du khách có thể ngồi trong các nhà hàng mang phong cách cổ kính, ấn tượng, tựa như đang lênh đênh trên những chiếc thuyền, bè truyền thống của ngư dân địa phương.
Shophouse Europe sẽ biến hóa thành nhiều khu dịch vụ khác nhau để kích thích chi tiêu của du khách. 
“Ngôi làng” này không chỉ mang sức hút của vẻ đẹp di sản, mà còn là nơi kích thích nhu cầu chi tiêu, mua sắm của du khách khi đến Hạ Long. Các ngành nghề truyền thống của người dân Quảng Ninh nói riêng, Việt Nam nói chung cũng sẽ được phát triển trong những không gian mua sắm có một không hai tại đây.
Cùng với những sự kiện đẳng cấp quốc tế như Clipper Race 2019 - 2020 được tường thuật trực tiếp trên kênh truyền hình BBC, CNN, Discovery, với tổng số lượt xem ước tính lên tới 4,4 tỉ lượt, chuỗi sự kiện hương sắc kỳ quan 4 mùa lễ hội, “ngôi làng truyền thống” thuộc phân khu Shophouse Europe, được định hướng kinh doanh những sản phẩm truyền thống giàu bản sắc hứa hẹn đưa Hạ Long, Quảng Ninh trở thành tâm điểm du lịch của thế giới, mở thêm cơ hội chi tiêu cho du khách trong hành trình trải nghiệm miền di sản.